Điểm bài Tạp chí BIP Occitanie 2019: Các tác dụng không mong muốn trên thần kinh trung ương của các kháng sinh cephalosporin

Nhóm kháng sinh cephalosporin là một trong những nhóm được sử dụng rộng rãi nhất. Bên cạnh những lợi ích mà nhóm thuốc này mang lại trong điều trị, các phản ứng trên tâm thần kinh có liên quan tới nhóm cephalosporin là những phản ứng có hại dù đã được ghi nhận những lại ít được để ý đến trong quá trình sử dụng. Phần lớn các phản ứng này được ghi nhận thông qua các báo cáo ca đơn lẻ, do đó tỷ lệ ước tính cũng như hiểu biết về các phản ứng có hại này của thuốc còn hạn chế.

 

 

 

Nhóm kháng sinh cephalosporin là một trong những nhóm được sử dụng rộng rãi nhất. Bên cạnh những lợi ích mà nhóm thuốc này mang lại trong điều trị, các phản ứng trên tâm thần kinh có liên quan tới nhóm cephalosporin là những phản ứng có hại dù đã được ghi nhận những lại ít được để ý đến trong quá trình sử dụng. Phần lớn các phản ứng này được ghi nhận thông qua các báo cáo ca đơn lẻ, do đó tỷ lệ ước tính cũng như hiểu biết về các phản ứng có hại này của thuốc còn hạn chế.

 

Trung tâm cảnh giác dược ở Marseille, Toulouse, Amiens và Lyon đã thống kê các phản ứng có hại ghi nhận được trong dữ liệu quốc gia về cảnh giác dược từ năm 1987 đến năm 2017. Theo đó, trong vòng 30 năm, 511 trường hợp gặp các phản ứng có hại nghiêm trọng (viết tắt là SAE) đã được phân tích. Những thuốc nghi ngờ gây ra phản ứng nhiều nhất là kháng sinh cefepim (biệt dược Axepim®, chiếm tỉ lệ 33%), ceftriaxon (biệt dược Rocephine® và các thuốc generic, 30%), ceftazidim (biệt dược Fortum® và các thuốc generic, 20%), cefotaxim (biệt dược Cefoxidine® và Texodil®, 9%) và cefazolin (biệt dược Cefazoline®). Trong số đó, 9 trên 10 trường hợp xuất hiện các phản ứng có hại nghiêm trọng là trên bệnh sử dụng thuốc đường tiêm tĩnh mạch. Tiền sử mắc các bệnh lý về thần kinh phát hiện được trên 1/4 số bệnh nhân. Các phản ứng có hại nghiêm trọng thường gặp nhất là bệnh lý não (30%), rối loạn ý thức (19%), co giật (15%), co cứng cơ (9%), tình trạng động kinh nặng (9%), hôn mê (6%) và ảo giác (4%). Trung bình các phản ứng có hại xuất hiện sau 8 ngày từ lúc bắt đầu dùng thuốc và kéo dài trung bình trong 6 ngày. Khi tiến hành định lượng máu, nồng độ kháng sinh trong huyết tương của các bệnh nhân này cao hơn mức bình thường trong 2/3 số trường hợp. Điện não đồ cho thấy có bất thường ở 8 trên 10 bệnh nhân.

 

Cơ chế của các phản ứng có hại nghiêm trọng này được dự đoán có liên quan đến tác dụng trên dẫn truyền thần kinh trung ương với việc hoạt hóa glutamat (acid amin dẫn truyền thần kinh kích thích) và ức chế GABA (chất ức chế dẫn truyền thần kinh cột sống).

 

Một trong những nguyên tắc cần nhớ: trước mọi tình trạng bệnh lý, cần có được phản xạ nghi ngờ cả những nguyên nhân liên quan đến thuốc hay biện pháp điều trị. Câu hỏi nên được đặt ra là "Tình trạng này có phải do thuốc gây ra hay không?". Do đó trước mọi triệu chứng trên thần kinh hoặc tâm thần ở bệnh nhân sử dụng cephalosporin, cephalosporin có thể là yếu tố nghi ngờ đầu tiên. Đây là một động thái cảnh giác hợp lý để tránh được các xét nghiệm không cần thiết, tốn kém và nguy hiểm trong một số trường hợp.

 

 

Nguồn: Tên bài gốc: Ne pas oublier les effets indésirables centraux des céphalosporines : une étude française de PharmacoVigilance - Tạp chí BIP Occitanie 2019;26(1):10.

Tác giả: GS Jean-Louis Montastruc

 

 

Người dịch: Vũ Đức Hoàn – Dương Khánh Linh

Các tin liên quan