Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) công bố báo cáo tổng hợp về các sản phẩm đã được cơ quan quản lý các nước phát hiện pha trộng các thành phần dược chất có hoạt tính mạnh mà không khai báo trong giai đoạn giữa tháng 3 và tháng 4 năm 2019.
Cơ quan Khoa học Y tế Singapore (HSA) công bố báo cáo tổng hợp về các sản phẩm đã được cơ quan quản lý các nước phát hiện pha trộng các thành phần dược chất có hoạt tính mạnh mà không khai báo trong giai đoạn giữa tháng 3 và tháng 4 năm 2019. HSA hy vọng báo cáo này sẽ giúp người dân tăng nhận thức về các vấn đề an toàn của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm chức năng vốn được quảng cáo là an toàn và hiệu quả và được bán tràn lan trên thị trường cũng như trên mạng Internet.
HSA cũng đưa ra khuyến cáo chung cho cộng đồng và người dân:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi đã sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc sức khỏe nào
- Tránh mua các chế phẩm chăm sóc sức khỏe ở nước ngoài khi không biết hoặc có nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ.
- Thận trọng khi mua chế phẩm chăm sóc sức khỏe/thực phẩm chức năng trên mạng Internet hoặc từ các nguồn (ở trong nước hoặc ở nước ngoài) mà bạn không biết chắc về nguồn gốc, ngay cả khi được bạn bè hoặc người thân giới thiệu. Nhìn chung người tiêu dùng không thể biết chắc chắn những sản phẩm này được sản xuất ở đâu và được sản xuất theo quy trình như thế nào. Nhiều cơ sở có thể sử dụng các hoạt chất có dược tính mạnh một cách bất hợp pháp, hàng giả hoặc không đạt tiêu chuẩn chat lượng và có thể chứa các thành phần chưa được khai báo có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu mua sản phẩm y tế trực tuyến, HSA khuyến khích người dân nên mua chúng từ các trang web có sự hiện diện của các đơn vị bán lẻ có tư cách pháp nhân và có văn phòng đại diện tại Singapore.
- Hãy cảnh giác với các sản phẩm hứa hẹn mang lại hiệu quả nhanh chóng hoặc có những tuyên bố phóng đại như “An toàn 100%”, “nguồn gốc thiên nhiên, hoàn toàn không có tác dụng phụ”, “trực tiếp tác động vào …. , trực tiếp cải thiện thể trạng”, “đã được khoa học chứng minh". Người tiêu dùng cũng nên thận trọng với các sản phẩm giúp phục hồi hoặc cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh lý.
- Tham khảo ý kiến cán bộ y tế nếu bạn cần trợ giúp để quản lý các tình trạng bệnh lý cấp tính và mãn tính (ví dụ: bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, chàm), không nên tự ý bỏ thuốc hóa dược để sử dụng các chế phẩm chăm sóc sức khỏe/thực phẩm chức năng được quảng cáo là hỗ trợ điều trị các bệnh này.
Bản báo cáo gồm 2 phần:
- Phụ lục A: hình ảnh các sản phẩm chứa thuốc phải kê đơn hoặc chất cấm lưu hành
- Phụ lục B: danh sách các thuốc đã bị trộn trái phép vào trong các chế phẩm chăm sóc sức khỏe/thực phẩm chức năng.
Toàn bộ báo cáo xin tải tại link nguồn dưới đây.
Người tổng hợp: DS. Nguyễn Phương Thúy