Covid-19: Tổng quan về các biến thể SARS-CoV-2

 

Có 8 biến thể đáng chú ý của SARS-CoV-2 đã được phát hiện kể từ Tháng 9, 2020.

 

Alpha

Biến thể alpha được phát hiện tại Kent – Vương quốc Anh vào tháng 9/2020 và là nguyên nhân gây ra làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 tại quốc gia này. Dữ liệu hiện tại cho thấy khả năng lây nhiễm của biến thể alpha cao hơn 30 – 40% so với chủng gốc.

Hiệu quả của vắc xin (2 liều) đối với biến chủng alpha đạt 74,5% với vắc xin Oxford-AstraZeneca, 93,7% với vắc xin Pfizer-BioNTech, 85,6% với vắc xin Novavax, và 100% với vắc xin Moderna. Có 1 nghiên cứu cho thấy hoạt tính trung hòa biến thể này của vắc xin Sputnik V giảm so với tác dụng trên chủng gốc, và Bộ Y Tế Thái Lan báo cáo hiệu quả của vắc xin Sinovac đối với biến thể alpha đạt 71 – 91%.

 

Beta

Phát hiện lần đầu vào tháng 5/2020 tại Nam Phi, biến thể beta có thể tăng khả năng lây nhiễm 50% theo báo cáo của CDC Hoa Kỳ, tuy nhiên mối quan ngại lớn nhất là khả năng né tránh một số vắc xin hiện có của biến thể này.

Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng vắc xin Pfizer có hiệu quả chống lại biến thể beta thấp hơn (72-75%) so với chủng gốc SARS-CoV-2, Pfizer và Moderna đều thông báo hiệu quả ngăn ngừa tiến triển bệnh nặng và tử vong của vắc xin đạt 95%.  Hiệu quả của Novavax (60%) và Johnson & Johnson (57%) kém hơn tương đối nhiều. Với vắc xin Oxford-AstraZeneca, dữ liệu thực tế công bố vào ngày 23 tháng 7 cho thấy hiệu quả ngăn ngừa tiếng triển bệnh nặng và tử vong đạt 82% sau khi tiêm mũi 1.

Ít nhất đã có một nghiên cứu chỉ ra vắc xin Sputnik Vgiảm hoạt tính trung hòa vi rút của trước biến thể beta trước khẳng định “hiệu quả cao” từ phía nhà sản xuất. Dữ liệu hiệu quả của vắc xin Sinovac còn thiếu, mặc dù các báo cáo từ Hồng Kông cho thấy mức độ bảo vệ thấp hơn (70%) so với chủng gốc.

 

Gamma

Biến thể gamma được phát hiện lần đầu tiên tại Manaus, Brazil vào tháng 11/2020, hiện tại đây là biến thể chính tạo ra các làn sóng dịch ở Nam Mỹ . Các nghiên cứu cho thấy biến thể gamma tăng khả năng lây nhiễm 1,7 đến 2,4 lần so với chủng gốc .

Trong một nghiên cứu trên công nhân mỏ vàng tại vùng Guiana của Pháp cho thấy 60% người được tiêm vắc xin Pfizer nhiễm biến chủng gamma so với 75% ở nhóm chưa tiêm vắc xin và không có tiền sử nhiễm trùng. Trong khi phía nhà sản xuất khẳng định “hiệu quả cao” của vắc xin Sputnik V đối với biến chủng gamma, một nghiên cứu công bố vào tháng 7 chỉ ra tình trạng giảm hoạt tính trung hòa vi rút biến thể gamma (và các biến thể khác).

 

Delta

Là biến chủng được quan tâm nhất tại Châu Âu và Mỹ, cũng như tại Châu Á, và trực tiếp đóng vai trò chính trong làn sóng dịch mạnh mẽ tại các quốc gia tại các châu lục này, bao gồm Bangladesh, Iran, Iraq, Japan, Kazakhstan, Malaysia, Myanmar, Pakistan, Hàn Quốc, Thái Lan, và Việt Nam cũng như ở Ấn Độ - nơi phát hiện các ca nhiễm đầu tiên vào tháng 10/2020.

Delta là biến chủng có khả năng lây nhiễm cao nhất cho đến nay, hơn 60% so với biến chủng alpha. Cùng với đó, nghiên cứu cho thấy tải lượng vi rút trên bệnh nhân nhiễm biến chủng delta cao gấp hơn 1260 lần so với bệnh nhân nhiễm chủng gốc. Ngoài ra, báo cáo cho thấy biến chủng delta có khả năng lây nhiễm tốt hơn vào các tế bào đường dẫn khí, do đó có thể nhiễm bệnh kể cả khi tiếp xúc với mức độ ít hơn.

Dữ liệu hiện tại về hiệu quả của các loại vắc xin đang ở mức tích cực trước biến chủng delta: 67% đối với vắc xin Oxford-AstraZenaca, 88% đối với vắc xin Pfizer-BioNTech, trong khi các nhà sản xuất Sputnik V tuyên bố hiệu quả lên đến 90% đối với biến chủng này.

Vào ngày 23 tháng 7, 45 trường hợp ở Anh được báo cáo mắc biến chủng delta plus - biến chủng delta mang đột biến protein gai K417N. Các trường hợp mắc phải biến chủng này chủ yếu xảy ra ở người trẻ tuổi, tuy nhiên dữ liệu sơ bộ cho thấy kháng thể từ những người được tiêm chủng vẫn còn hiệu quả trước biến chủng này.

 

Eta

Các ca nhiễm biến chủng eta đã xuất hiện trên 72 quốc gia, bao gồm Nigeria và Vương quốc Anh – nơi chúng được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 12/2020. Dữ liệu về biến chủng này vẫn còn hạn chế, mặc dù CDC cho rằng biến chủng này có thể giảmkhả năng trung hòa của phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng và sử dụng huyết tương từ bệnh nhân đã hồi phục. Đây là 1 trong những biến thể ‘được quan tâm’ theo WHO.

 

Iota

Giống như eta, dữ liệu về biến chủng iota còn hạn chế. Được phát hiện tại New York, Mỹ vào tháng 11/2020, hiện tại biến chủng này đã được báo cáo ở 53 quốc gia. CDC cho rằng biến chủng này có đáp ứng thấp hơn với phác đồ phối hợp kháng thể đơn dòng bamlanivimab-etesevimab. Đây là 1 trong những biến thể ‘được quan tâm’ theo WHO.

 

Kappa

Được phát hiện lần đầu vào tháng 10/2020 tại Ấn Độ, đây là 1 trong những biến thể ‘được quan tâm’ theo WHO và đã được báo cáo tại 55 quốc gia. CDC cho rằng biến thể kappa có thể giảmkhả năng trung hòa của 1 số phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

 

Lambda

Được phát hiện tại Peru vào tháng 12/2020, lamda là biến thể chính với 80% số ca nhiễm được báo cáo liên quan đến biến thể này trong vòng 3 tháng; và hiện tại biến thể lambda đã được báo cáo tại 41 quốc gia.

Một số nghiên cứu cho thấy biến thể có khả năng giảm tác dụng trung hòa kháng thể của vắc xin Sinovac, cũng như vắc xin Pfizer và Moderna, tuy nhiên các nghiên cứu đều chưa trải qua quá trình bình duyệt.

 

Nguồn: BMJ 2021; 374, link: https://doi.org/10.1136/bmj.n1971 (Công bố: 19 Tháng 8, 2021)

Điểm tin: DS. Nguyễn Trần Nam Tiến, ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến

Các tin liên quan