Phản ứng có hại của các thuốc dùng trong COVID-19: Dữ liệu cảnh giác dược cập nhật đến ngày 22/4/2020

Hai cuộc khảo sát về cảnh giác dược đang được tiến hành tại Pháp nhằm giám sát hồ sơ an toàn của các thuốc được chỉ định off-label trên bệnh nhân COVID-19. Dữ liệu mới nhất tính đến ngày 22/4/2020 cho thấy có 321 ca phản ứng có hại liên quan đến COVID-19 được báo cáo.

 

Hai cuộc khảo sát về cảnh giác dược đang được tiến hành tại Pháp nhằm giám sát hồ sơ an toàn của các thuốc được chỉ định off-label trên bệnh nhân COVID-19. Dữ liệu mới nhất tính đến ngày 22/4/2020 cho thấy có 321 ca phản ứng có hại liên quan đến COVID-19 được báo cáo, trong đó có:

215 ca (chiếm 67%) được cho là có liên quan đến các thuốc dùng trong điều trị COVID-19

Cứ 10 ca thì có 8 ca nghiêm trọng

2/3 bệnh nhân là nam giới

Trong các báo cáo trước đó, hydroxycloroquin chiếm phần lớn trong số các ca phản ứng có hại được báo cáo (chiếm 53%), theo sau là dạng phối hợp lopinavir/ritonavir (chiếm 42% số ca).

Đối với các phản ứng có hại trên tim mạch được phân tích bởi CRPV (Trung tâm cảnh giác dược khu vực) của vùng Nice Alpes-Côtes d’Azur, hơn 80% số ca liên quan tới hydroxycloroquin dùng đơn độc hoặc phối hợp với azithromycin. Phần lớn các ca (chiếm 73%) liên quan tới kéo dài khoảng QTc trên điện tâm đồ.

Khi tính đến sự thiếu sót các dữ liệu về hiệu quả và số lượng các tín hiệu của phản ứng có hại do thuốc dùng trong điều trị bệnh nhân COVID-19, nguy cơ ghi nhận bên ngoài các thử nghiệm lâm sàng của các liệu pháp điều trị nói chung và của hydroxycloroquin nói riêng luôn bị coi là vượt trội so với lợi ích thu được.

 

Phân bố các ca phản ứng có hại liên quan đến thuốc dùng trong bối cảnh COVID-19 và được thu thập trên lãnh thổ Pháp theo ngày báo cáo đầu tiên (cung cấp bởi CRPV)

 

CRPV vùng Franche-Compté và vùng Bourgogne chịu trách nhiệm phân tích toàn bộ dữ liệu cảnh giác dược liên quan đến các thuốc dùng trong bối cảnh COVID-19 được thu thập trên lãnh thổ của Pháp.

Báo cáo hàng tuần mới nhất (dữ liệu tính tới ngày 22/4/2020) đã ghi nhận 321 trường hợp, nhiều hơn 101 ca so với báo cáo trước đó. Các ca này chia làm 3 loại (xem bảng I):

215 ca phản ứng có hại liên quan đến các thuốc dùng trong điều trị nhiễm trùng do SARS-CoV-2,

• 51 ca liên quan đến tình trạng nặng lên của bệnh COVID-19,

• 55 ca thuộc về các trường hợp khác ở bệnh nhân dương tính hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

 

Chú thích: số ca trong ngoặc đơn là số ca tăng thêm

 

Có 8 trên 10 ca là nghiêm trọng, phần lớn ghi nhận ở nam giới

Theo dữ liệu thu thập được, 80% các phản ứng có hại được báo cáo là nghiêm trọng trong đó:

• Tỷ lệ tử vong là 4%,

• Các phản ứng có hại nghiêm trọng khác chiếm 76%

Theo dữ liệu cảnh giác dược này, đa số các phản ứng có hại xuất hiện ở nam giới, có 66% số báo cáo liên quan đến nam giới (tỉ lệ nam giới/nữ giới là 2).

Cuối cùng, độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong các báo cáo là 63 tuổi, trong đó:

• Tỷ lệ bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên là 47,4%

• Tỷ lệ bệnh nhân từ 50 đến 64 tuổi là 32,2%

• Tỷ lệ bệnh nhân từ 18 đến 49 tuổi là 20,2%.

 

Các phản ứng có hại trong điều trị COVID-19 chủ yếu liên quan đến hydroxycloroquin

Nếu nhìn vào sự phân bố các phản ứng có hại theo tên hoạt chất, hydroxycloroquin chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới 53%, trong đó:

• Tỷ lệ hydroxycloroquin dùng đơn độc là 23%,

• Tỷ lệ hydroxycloroquin dùng phối hợp với azithromycin là 31%.

Thống kê tính đến ngày 22/4/2020, có thêm 34 ca liên quan đến hydroxycloroquin so với báo cáo trước đó là 115 ca.

Phần lớn các ca liên quan đến biến cố trên tim mạch, chiếm 70% (xem Khung 1).

Các phản ứng có hại trên gan (chiếm 8%), tiêu hóa (chiếm 6%) và da liễu (chiếm 4%).

 


Theo báo cáo mới nhất của CRPV Nice-Alpes-Côtes d’Azur theo dõi các phản ứng có hại trên tim mạch (xem Khung 2), trên 80% số ca có liên quan tới hydroxycloroquin (dùng đơn độc hoặc phối hợp azithromycin).

 


Các phản ứng có hại do các thuốc khác: 42% liên quan đến phối hợp lopinavir/ritonavir

Phối hợp lopinavir/ritonavir được cho là nguyên nhân của 42% số báo cáo phản ứng có hại (xem Khung 3).

Với phối hợp thuốc kháng virus này, phân tích tính đến ngày 22/4/2020 cho thấy có thêm 31 ca so với báo cáo trước đó là 91 ca.

Phần lớn các phản ứng có hại liên quan đến độc tính trên gan (chiếm 43%). Phản ứng trên các cơ quan khác được báo cáo liên quan đến phối hợp kháng virus này gồm:

• Tiêu hóa: 18%

• Tim mạch: 15%

• Thận: 12%

• Khác: 12%

 


Các báo cáo phản ứng có hại khác (chiếm 4%) liên quan tới cloroquin (3 ca), remdesivir (3 ca), tocilizumab và sarilumab. Tuy nhiên, với các thuốc này, không có ca mới nào được ghi nhận thêm trong báo cáo mới nhất này.

 

Tình trạng nặng lên của nhiễm trùng do COVID-19: phần lớn các ca có sử dụng thuốc chống viêm

CRPV vùng Dijon thống kê có 51 báo cáo cho thấy mối liên quan giữa việc sử dụng một số thuốc với tình trạng nặng lên của nhiễm trùng do COVID-19, trong đó đa số là các thuốc chống viêm bao gồm:

• NSAID dùng đơn độc hoặc phối hợp: 24 ca,

• Corticoid dùng đơn độc hoặc phối hợp: 23 ca.

Các thuốc khác cũng có liên quan đến tình trạng nặng lên của nhiễm trùng do COVID-19 là thuốc ức chế miễn dịch (dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc chống viêm) và sitagliptin (có 5 ca).

 

Lạm dụng thuốc trong COVID-19: các thuốc mới được công bố

Việc phát hiện tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc với chỉ định off-label trên bệnh nhân COVID-19, là một trong các nhiệm vụ của CRPV.

Dữ liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi MESANGE (nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm Cảnh giác dược khu vực Franche-Comte và Bourgogne và được thực hiện trên toàn nước Pháp từ ngày 30/3/2020), cho phép phát hiện các tình huống lạm dụng thuốc mới đối với các thuốc sau:

• SROMECTOL (ivermectin): 2 lần,

• SINGULAIR (montelukast): 2 lần khi bắt đầu nghi ngờ nhiễm trùng và 1 lần sau khi ra viện để điều trị tổn thương phổi do COVID-19,

• EFFIZINC: 1 lần,

• Phối hợp ZECLAR (azithromycin) và OROKEN (cefixim) khi nghi ngờ nhiễm COVID-19 mà không có chỉ định khác: 1 lần,

• Phối hợp azithromycin và simvastatin (gia tăng việc lạm dụng azithromycin trong bối cảnh COVID khi không có chỉ định khác): 1 lần.

Trong các trường hợp này, việc lạm dụng thuốc bắt nguồn từ:

• 17 lần trong đơn thuốc kê bởi bác sỹ đa khoa,

• 7 lần trong đơn thuốc kê bởi bác sỹ chuyên khoa,

• 2 lần trong đơn thuốc kê bởi nha sỹ,

• 2 lần không có đơn kê.

Trong đó có 17 trường hợp đơn thuốc đã không được cấp phát và có 3 trường hợp đơn đã được thay đổi trước khi cấp phát thuốc.

 

Nhìn chung, các độc tính trên tim mạch và sự mất cân bằng lợi ích/nguy cơ thường được ghi nhận ít hơn so với thực tế

Trong vòng 25 ngày, CRPV vùng Nice đã thống kê được 96 ca có độc tính trên tim mạch do các thuốc dùng trong điều trị COVID-19, trong đó 80% số ca là do hydroxycloroquin. Liên quan đến 92 báo cáo về độc tính tim mạch được thực hiện từ năm 1967/1981, các dữ liệu mới này cho thấy lượng báo cáo ghi nhận là thấp hơn so với thực tế.

Dựa trên toàn bộ dữ liệu cảnh giác dược cùng với việc thiếu hụt dữ liệu rõ ràng về hiệu quả của các phác đồ điều trị COVID-19 (tính tới ngày 22/4/2020), các chuyên gia về cảnh giác dược kết luận rằng lợi ích không vượt trội so với nguy cơ của tất cả các thuốc này, đặc biệt với hydroxycloroquin, khi sử dụng ngoài khuôn khổ các thử nghiệm lâm sàng.

 

Nguồn: tại đây

Tác giả: TS. David Paitraud, Đại học Paris 5

Người dịch: SVD5. Nguyễn Ngọc Triển, Ths. DS. Dương Khánh Linh

Các tin liên quan