Medsafe (New Zealand): Tương tác thuốc với lithium và giám sát sử dụng thuốc

Bác sĩ kê đơn và bệnh nhân cần chú ý đến các yếu tố làm giảm độ thanh thải của lithium do lithium có phạm vi điều trị hẹp.Tương tác thuốc với lithium chủ yếu xảy ra thông qua tác động trực tiếp của các thuốc khác trên thận.Bác sĩ kê đơn nên thường xuyên theo dõi nồng độ lithium huyết thanh và đánh giá bệnh nhân về các dấu hiệu độc tính trong quá trình điều trị cùng với thuốc nghi ngờ.Điều chỉnh liều lithium hoặc ngừng thuốc tương tác nếu cần thiết.

 

Báo cáo ca từ New Zealand

Một người phụ nữ 72 tuổi bị suy giảm chức năng thận đã được kê đơn lithium và cilazapril (cùng một số thuốc khác). Bệnh nhân này đang được điều trị ổn định cho đến khi được chỉ định thêm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), dẫn đến tử vong do độc tính của lithium. Người ta nghi ngờ rằng NSAID gây ra độc tính của lithium do tương tác dược động học. Nồng độ lithi trong máu của bệnh nhân đã không được theo dõi thường xuyên.

 

(Ảnh minh hoại: internet)

 

Tương tác thuốc với Lithium

Lithium không bị chuyển hóa và gần như được thải trừ hoàn toàn ở thận. Do đó, nồng độ lithium huyết thanh rất nhạy cảm với các yếu tố sinh lý ảnh hưởng đến chức năng thận, bao gồm tuổi, mất nước, cân bằng natri và tình trạng huyết động. Ngoài ra, lithium có chỉ số điều trị hẹp nên những thay đổi nồng độ dù nhỏ vẫn có thể gây ra những hậu quả đáng kể trên lâm sàng. Tương tác thuốc với lithium chủ yếu xảy ra thông qua tác động trực tiếp của các thuốc khác lên chức năng thận, đặc biệt là tỷ lệ lọc cầu thận và hấp thu natri.

Các thuốc tương tác với lithium được tóm tắt trong Bảng 1. Theo dõi thường xuyên lithium huyết thanh và đánh giá các dấu hiệu độc tính lithium (xem dưới) nên được thực hiện cho bệnh nhân cần điều trị đồng thời  lithium và các thuốc có tương tác. Nồng độ lithium có thể cần điều chỉnh. Trong một số trường hợp, việc điều trị đồng thời có thể cần phải dừng lại.

Các tương tác làm tăng nồng độ lithium

thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs)

Thuốc chống viêm non-steroid (NSAIDs)

Ức chế men chuyển angiotensin (ACE)

Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II

Thuốc lợi tiểu: thiazides, spironolactone, furosemide

Các thuốc khác: metronidazole, tetracyclines, topiramate, các thuốc ảnh hưởng đến cân bằng điện giải

Các tương tác làm giảm nồng độ lithium

Dẫn chất xanthin: theophylline, caffeine

Các sản phẩm chứa natri clorid và natri bicarbonat

Khác: psyllium hoặc ispaghula husk, urea, mannitol, acetazolamide

Tương tác có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng nhiễm độc thần kinh

Thuốc chống loạn thần: haloperidol, risperidone, clozapine, phenothiazines

Trong một số ít trường hợp: nhầm lẫn, mất phương hướng, lơ mơ, run, triệu chứng ngoại tháp, đau cơ.

SSRIs, sumatriptan, thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Liên quan đến các đợt độc thần kinh và có thể gây hội chứng serotonin. Một trong hai bài trình bày đều cho thấy cần ngừng ngay việc điều trị.

Chẹn kênh calci

Có thể dẫn đến chứng mất điều hòa, lú lẫn và ngủ gà, triệu chứng có thể đảo ngược sau khi ngưng dùng thuốc. Nồng độ Lithium có thể tăng hoặc giảm.

Carbamazepine, phenytoin

Có thể dẫn đến chóng mặt, buồn ngủ, nhầm lẫn, triệu chứng tiểu não.

Methyldopa

 

Các tương tác khác

Các tác nhân ức chế thần kinh cơ

Lithium có thể gây kéo dài tác dụng của các thuốc này

Iodine

Có thể hoạt động cùng với lithium gây suy giáp.

Các thuốc khác: baclofen, cotrimoxazole, aciclovir, ức chế tổng hợp prostaglandin

Các báo cáo ca về tương tác với lithium. Ý nghĩa lâm sàng không chắc chắn.

 

Độc tính của Lithium

Bệnh nhân và người nhà cần được cảnh báo về các dấu hiệu và triệu chứng gia tăng độc tính của lithium như:

- Trên dạ dày-ruột: chán ăn, tiêu chảy và nôn.

- Trên hệ thần kinh trung ương: yếu cơ, thiếu phối hợp, buồn ngủ hoặc lơ mơ (có thể tiến triển đến chóng mặt, thiếu máu, ù tai, thị lực mờ, rối loạn chức năng vận động, run cơ, và co giật cơ)

Nếu xuất hiện dấu hiệu độc tính, bệnh nhân nên ngừng dùng lithium ngay lập tức và đến cơ sở chăm sóc y tế.

 

Yêu cầu giám sát cho bệnh nhân dùng Lithium

Thường xuyên theo dõi nồng độ lithi huyết thanh: nên theo dõi hàng tuần sau khi bắt đầu dùng cho đến khi ổn định; sau khi ổn định, phải theo dõi ít nhất ba tháng một lần.

Cần theo dõi thêm nếu dấu hiệu độc tính lithium xảy ra, sau khi thay đổi liều, sự phát triển của bệnh intercurrent, các triệu chứng hưng thịnh hoặc trầm cảm, mất nước hoặc sự thay đổi đáng kể trong lượng muối ăn hoặc cân bằng điện giải. Bệnh nhân đi đến vùng nhiệt đới và / hoặc gặp viêm dạ dày ruột có nguy cơ đặc biệt và cần được tư vấn thích hợp.

Điều quan trọng là phải theo dõi chức năng thận một cách thường xuyên để đảm bảo phát hiện sớm và điều trị suy giảm chức năng thận. Thông tin thêm về theo dõi chứ năng thận có sẵn trong một ấn bản trước của Prescriber Update.

 

Các báo cáo ca từ New Zealand

Trung tâm Kiểm soát Phản ứng Bất lợi (CARM) đã nhận được tổng cộng 9 báo cáo ca về tương tác thuốc với lithium. Các loại thuốc tương tác được xác định bao gồm venlafaxine, furosemide và thuốc chẹn kênh canxi (mỗi thuốc đều có hai báo cáo).

 

Nguồn: http://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/September2017/Lithium.htm

 

Người tổng hợp: Nguyễn Mai Hoa, Lê Thị Phương

Các tin liên quan