Cập nhật về điều trị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

 

Nhiễm khuẩn H.pylori là nhiễm khuẩn phổ biến, thường kéo dài, tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn này phụ thuộc vào khu vực địa lý, tuy nhiên số lượng người mắc vẫn không giảm hoặc thậm chí tăng sau 3 thập kỷ qua do dân số tăng, tái nhiễm khuẩn, và thất bại điều trị.

 

(Ảnh minh họa: nguồn internet)

 

Một tổng quan gần đây của tác giả Sheila E. Crowe, M.D et al. (2019) đã rà soát các Hướng dẫn điều trị hiện có và đưa ra một số điểm quan trọng trong điều trị H. pylori như sau:

- Khuyến cáo xét nghiệm H. pylori ở bệnh nhân loét dạ dày, ung thư dạ dày hoặc u lymphoma liên quan đến niêm mạc dạ dày (mucosa-associated lymphoid tissue lymphoma – MALToma). Các chỉ định khác được khuyến cáo xét nghiệm H. pylori bao gồm khó tiêu, sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin kéo dài, thiếu máu do thiếu sắt không giải thích được, giảm tiểu cầu miễn dịch.

- Xét nghiệm H. pylori có thể thực hiện trực tiếp qua mẫu sinh thiết lấy khi nội soi hoặc bằng xét nghiệm kháng nguyên trong phân hay test thở urea. Thuốc ức chế bơm proton có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm H. pylori, do đó cần ngừng sử dụng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm.

- Cân nhắc một số phác đồ để điều trị khởi đầu. Bệnh nhân dị ứng với kháng sinh penicillin, trước đó có phơi nhiễm với các kháng sinh macrolid, hoặc ở khu vực có tỷ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh macrolid cao là yếu tố liên quan để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

- Sau điều trị, cần xác định đã sạch khuẩn H. pylori chưa bằng xét nghiệm kháng nguyên trong phân hoặc test thở urea sau khi kết thúc điều trị 1 tháng (đồng thời, khi bệnh nhân không sử dụng PPI).

- Sử dụng phác đồ khác để tránh dùng lại kháng sinh trong phác đồ trước đó nếu phải tái điều trị.

 

Chi tiết xin xem tại đây.

 

Điểm tin: Nguyễn Thị Tuyến