Có tiêm liều vắc xin COVID-19 tăng cường hay không?

 

Năm phân tích đã cung cấp các thông tin quan trọng về lợi ích tương đối khi tiêm liều tăng cường vắc xin COVID-19

 

FDA và CDC đang xem xét vấn đề liên quan đến nhu cầu cần tiêm liều tăng cường vắc xin COVID-19. Năm nghiên cứu mới cung cấp các thông tin chính tác động đến quyết định của Cơ quan quản lý.

 

Trong hai nghiên cứu được CDC thực hiện với các thiết kết xét nghiệm âm tính, các nhà nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của 3 vắc xin COVID-19 được cấp phép tại Hoa Kỳ.

 

- Thompson và các cộng sự đã đánh giá hiệu quả của vắc xin trên quần thể người lớn từ 50 tuổi trở lên nhập với trên 41.500 lượt nhập viện từ 187 bệnh viện và trên 21.500 lượt khám tại khoa cấp cứu của 221 cơ sở y tê trong khoảng thời gian 01/1/2021 đến 22/6/2021. Hiệu quả khi tiêm chủng đầy đủ bằng vắc xin mRNA là 89% (nhập viện); 90% (nhập ICU); 91% (khám tại khoa cấp cứu). Hiệu quả của vắc xin Johnson & Johnson đạt 68% (nhập viện) và 73% (khám tại khoa cấp cứu). Hiệu quả của 2 loại vắc xin mRNA tương tự nhau khi so sánh theo khu vực địa lý, bệnh nhân từ 85 tuổi trở lên, quần thể người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha, người có bệnh lý nền và trong vòng 112 ngày sau tiêm.

 

- Pilishvili và các cộng sự nghiên cứu hiệu quả của vắc xin mRNA trên quần thể 109.865 nhân viên y tế được xét nghiệm SARS-CoV-2 từ 28/12/2020 đến 19/5/2021, với 8.365 xét nghiệm dương tính. Hiệu quả của cả 2 loại vắc xin ở người hoàn thành tiêm chủng là 90,4%, nhưng chỉ đạt 39,1% ở người suy giảm miễn dịch. Hiệu quả sau tiêm vắc xin ở tuần thứ 9 đến tuần thứ 14 thấp hơn một chút so với các tuần trước đó.

 

Hai phân tích tiếp theo về thử nghiệm của vắc xin Moderna có đối chứng với giả dược mới được công bố.

 

- Hiệu quả được báo cáo ban đầu là 94,1% dựa trên thời gian theo dõi trung bình 64 ngày; hiện tại, El Sahly và các cộng sự đã đánh giá hiệu quả và độ an toàn trong thời gian trung bình 183 ngày. Không có vấn đề an toàn được xác định. Vắc xin đạt hiệu quả 93,2% phòng ngừa COVID-19, 98,2% phòng nhiễm COVID-nặng và 63,0% SARS-CoV-2 không có triệu chứng, và hiệu quả được so sánh giữa các dân tộc, tôn giáo và các nhóm tuổi.

 

- Trong phân tích thứ hai, Baden và cộng sự đã đánh giá tỷ lệ mắc COVID-19 (từ 01/07/2021 đến 27/8/2021) trong quần thể bệnh nhân ban đầu đã được ngẫu nhiên nhận vắc xin so với tỷ lệ mắc (từ 12/2020 đến tháng 4/2021) ở quần thể ngẫu nhiên nhận giả dược và sau đó được tiêm vắc xin. Trong số người được tiêm vắc xin ban đầu, tỷ lệ mắc là 77,1% (COVID-19 các mức độ khác nhau) và 6,2/1000 người-năm (COVID-19 mức độ nặng); với quần thể mới được tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc là 49,0% (COVID-19 các mức độ khác nhau) và 3,3% (COVID-19 mức độ nặng); tỷ lệ mắc giảm 36% và 46%.

 

Bar-On và cộng sự đã kiểm tra hiệu quả của liều vắc xin Pfizer-BioNTech thứ 3 ở người từ 60 tuổi trở lên dựa trên cơ sở dữ liệu của Bộ y tế Israel. Nghiên cứu chỉ ra sau 12 ngày tiêm liều thứ 3, tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 ở người liều tăng cường thấp hơn 11,3 lần so với người chỉ tiêm 2 liều, và tỷ lệ mắc bệnh nặng thấp hơn 19,5 lần.

 

Nhận xét về các nghiên cứu trên

Ba nghiên cứu với các phân tích được hoàn thành vào đầu năm 2021 không đánh giá hiệu quả của vắc-xin chống lại các biến thể SARS-CoV-2 khác nhau (đặc biệt là Delta), tuy nhiên, tất cả đều cho thấy rằng các vắc-xin hiện có - đặc biệt là vắc-xin mRNA - duy trì hiệu quả tương đối tốt với COVID-19 mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc phân tích hiệu quả của vắc xin Moderna ở người được viêm vắc xin sớm so với người tiêm muộn hơn chỉ ra khả năng miễn dịch suy giảm trong vòng 6 tháng. Nghiên cứu tại Israel cho thấy liều vắc xin Pfizer tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ mắc COVID-19 mức độ nặng tốt hơn đáng kể, lưu ý rằng thời gian theo dõi trong thử nghiệm đó chỉ trong vòng 25 ngày sau khi tiêm chủng.

 

Hiện tại, FDA đã cho phép tiêm liều vắc xin tăng cường (Pfizer) cho đối tượng người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ gặp biến chứng hoặc những người phơi nhiễm với vi rút do tính chất nghề nghiệp. Theo tác giả phân tích các nghiên cứu trên, liều vắc xin thứ 3 sử dụng tại Hoa Kỳ sẽ dần được khuyến cáo cho mọi người dân từ 12 tuổi trở lên.

 

Nguồn: https://www.jwatch.org/na54074/2021/09/28/boost-or-not-boost?query=etoc_jwid&jwd=000020102030&jspc=PA

Điểm tin: ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến

Các tin liên quan