CDC Hoa Kỳ: Liều tăng cường vắc xin COVID-19

 

Những người từ 16 tuổi trở lên đều có thể tiêm liều tăng cường vắc xin Covid-19 theo bảng dưới đây

 

Vắc xin đã được tiêm

Đối tượng nên tiêm

Khi nào được tiêm

Loại vắc xin tiêm liều tăng cường

Pfizer-BioNTech

Người trên 18 tuổi

 

Trẻ vị thành niên từ 16-17 tuổi có thể tiêm

Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai

Người trên 18 tuổi có thể chọn bất kì loại vắc xin đã được cấp phép ở Hoa Kỳ

 

Trẻ vị thành niên từ 16-17 tuổi được tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech

Moderna

Người trên 18 tuổi

Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai

Bất kì loại vắc xin đã được cấp phép ở Hoa Kỳ

J&J/Janssen

Ngườitrên 18 tuổi

Ít nhất 2 tháng sau khi tiêm phòng

Bất kì loại vắc xin đã được cấp phép ở Hoa Kỳ

 

Lựa chọn loại vắc xin cho liều tăng cường

Nếu bạn từ 18 tuổi trở lên, bạn có thể chọn loại vắc xin để tiêm liều tăng cường. Một số người thường chọn loại vắc xin đã từng tiêm, một số chọn loại khác. CDCkhuyến cáo có thểtiêmliều vắc xin tăng cườngbằng vắc xin khác loại.

 

Đặt lịch tiêm liều vắc xin tăng cường

Bạn có thể liên hệ với địa điểm từng tiêm chủng để đặt lịch tiêm liều tăng cường.

 

Cần làm gì sau khi đặt lịch tiêm liều vắc xin tăng cường

Đem giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19 đến điểm đặt lịch tiêm liều tăng cường để được bổ sung thông tin. Nếu bạn không có giấy chứng nhận, liên hệ với điểm tiêm chủng nơi tiêm mũi đầu tiên hoặc cơ sở y tế của bang để lấy giấy.

 

Phản ứng có hại sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể xuất hiện. Đây là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng miễn dịch với COVID-19.

 

Nếu bạn không tiêm chủng tại Mỹ

Nếu bạn đã tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 Pfizer-BioNTech, Moderna hoặc J&J/Janssen, bạn có thể làm theo hướng dẫn trên (bảng) khi tiêm liều tăng cường.

 

Nếu bạn được tiêm các loại vắc xin khác, bạn có thể tiêm liều tăng cường nếu bạn từ 18 tuổi trở lên và đã:

- Tiêm đủ liều vắc xin được khuyến cáo theo "Danh sách vắc xin COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp" của Tổ chức Y tế Thế giới (nhưng chưa được FDA cấp phép).

hoặc

- Tiêm trộn vắc xin đã được FDA cấp phép, phê duyệt với vắc xin trong Danh sách trên của WHO.

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện trên, bạn có thể tiêm liều vắc xin tăng cường Pfizer-BioNTech ít nhất 6 tháng sau khi hoàn thành đợt tiêm chủng ban đầu.

 

Câu hỏi thường gặp

Dạng bào chế của liều vắc xin tăng cường có giống liều hiện hành không?

Có. Liều tăng cường vắc xin COVID-19 được bào chế giống với các loại vắc xin COVID-19 hiện hành. Đối với liều tăng cường vắc xin COVID-19 Moderna, liều hoạt chất được sử dụng là một nửa so với liều tiêm hai mũi đầu.

 

Nếu chúng ta cần phải tiêm liều tăng cường, liệu vắc xin có hiệu quả không?

Có. Vắc xin COVID-19 có hiệu quả cao phòng ngừa bệnh trở nặng, nhập viện hoặc tử vong do COVID-19, kể cả khi chống lại biến thể Delta. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng đang nhận thấy có sự giảm hiệu quả bảo vệ chống lại tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình, đặc biệt ở một số nhóm người.

 

Rủi ro khi tiêm liều vắc xin tăng cường là gì?

Các báo cáo đến nay cho thấy phản ứng phụ sau khi tiêm liều tăng cường là tương tự như khi tiêm trong đợt tiêm chủng ban đầu. Các phản ứng thường gặp là sốt, đau đầu, mệt mỏi, và đau ở nơi tiêm. Hầu hết các phản ứng xảy ra ở mức độ nhẹ đến trung bình. Hiếm khi xảy ra phản ứng nghiêm trọng.

 

Tôi có được coi là đã “tiêm chủng đầy đủ” nếu tôi không tiêm liều tăng cường?

Có. Tất cả mọi người được coi là đã “tiêm chủng đầy đủ” hai tuần sau khi tiêm liều thứ hai vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, hoặc hai tuần sau khi tiêm vắc xin J&J/Janssen

 

Dữ liệu cho thấy cần phải tiêm liều tăng cường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả bảo vệ của vắc xin chống lại COVID-19 và các biến thể của nó có thể giảm theo thời gian.

 

Tuy vắc xin COVID-19 vẫn có hiệu quả cao phòng ngừa bệnh nặng, dữ liệu gần đây chỉ ra hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng ngừa bệnh nhẹ giảm theo thời gian, đặc biệt là ở người trên 65 tuổi.

- Sự xuất hiện của biến thể Omicron (B.1.1.529) càng cho thấy rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng, tiêm liều tăng cường, và các biện pháp phòng ngừa khác để chống lại COVID-19. Dữ liệu ban đầu từ Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao hơn và có thể né tránh miễn dịch.

- Dữ liệu gần đây cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa COVID-19 đang giảm dần theo thời gian ở các nhân viên y tế và những người chống dịch tuyến đầu.

- Sự suy giảm hiệu quả này có khả năng cao là do hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm dần theo thời gian, đi kèm với khả năng lây nhiễm cao của biến thể Delta.

 

Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy liều vắc xin tăng cường làm tăng đáp ứng miễn dịch ở người đã tiêm phòng đầy đủ vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna được 6 tháng hoặc đã tiêm phòng vắc xin Janssen được 2 tháng. Khi đáp ứng miễn dịch được tăng cường, hiệu quả bảo vệ của vắc xin chống lại COVID-19 và các biến thể nhiều khả năng cũng sẽ được cải thiện. Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy người tiêm phòng vắc xin Pfizer-BioNTech hoặc Janssen sau khi tiêm liều tăng cường sẽ được bảo vệ tốt hơn phòng ngừa COVID-19 có triệu chứng.

 

Nguồn: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/booster-shot.html

Điểm tin: CTV. Tăng Quốc An,CTV. Nguyễn Hà Nhi, ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến

Các tin liên quan