Medsafe (New Zealand): Bisphophonat và hoại tử xương

Hoại tử xương hàm có liên quan đến cả bisphosphonat đường uống và tiêm truyền tĩnh mạch.• Các cán bộ y tế nên tư vấn cho bệnh nhân duy trì vệ sinh răng miệng tốt, khám nha sĩ thường xuyên và báo cáo ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng bất lợi nào về răng miệng xảy ra.• Hoại tử xương ở các vị trí khác như xương hông, xương đùi và ống tai cũng được ghi nhận trên bệnh nhân khi sử dụng một số bisphosphonat.

 

Các cán bộ y tế lưu ý rằng hoại tử xương hàm (ONJ) có liên quan đến việc sử dụng bisphosphonat. Tất cả các tờ thông tin về bisphosphonat đều có thông tin về ONJ. ONJ được báo cáo chủ yếu ở bệnh nhân ung thư được điều trị với bisphosphonat tiêm truyền tĩnh mạch. Nhiều người trong số này cũng đang được điều trị hóa chất và corticosteroid. ONJ hiếm khi được ghi nhận trên bệnh nhân sử dụng bisphosphonat đường uống. ONJ xảy ra khi sử dụng bisphosphonat đường uống thường liên quan đến lấy cao răng và/hoặc nhiễm trùng tại chỗ không được điều trị kịp thời.

 

(Ảnh minh họa: internet)

 

Các cán bộ y tế nên tư vấn cho bệnh nhân có nguy cơ bị ONJ để duy trì vệ sinh răng miệng tốt, khám nha sĩ định kỳ và báo cáo ngay lập tức với bác sĩ và nha sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất lợi nào về răng miệng. Từ ngày 1/1/2012-31/12/2016, Trung tâm theo dõi phản ứng bất lợi của New Zealand (CARM) đã nhận được 14 báo cáo ca về ONJ nơi với thuốc nghi ngờ là một bisphosphonat.

 

Ở Việt Nam, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 17702/QLD-ĐK ngày 9/9/2016 yêu cầu các công ty sản xuất, kinh doanh dược phẩm cập nhật nguy cơ hoại tử xương hàm vào nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng của các thuốc chứa acid zolendronic.

 

Nguồn: http://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/September2017/BisphosphonatesAndOsteonecrosis.htm

 

Người tổng hợp tin: Lê Ngọc Quỳnh, Nguyễn Mai Hoa