Chuyển hóa của levonorgestrel tăng lên khi sử dụng đồng thời với các thuốc hoặc các sản phẩm từ thảo mộc có hoạt tính cảm ứng enzym, đặc biệt với các chất cảm ứng CYP3A4. Các dữ liệu gần đây đã cho thấy việc sử dụng đồng thời với efavirenz (trong điều trị HIV) có thể làm giảm nồng độ levonorgestrel trong huyết tương (AUC) đi khoảng 50%. Các chất cảm ứng enzym khác cũng làm giảm nồng độ levonorgestrel do đó có khả năng làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai khẩn cấp.
Các thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa liều 1,5 mg levonorgestrel, sử dụng một liều duy nhất trong vòng 72 giờ sau khi quan hệ tình dục không an toàn hay thất bại với một biện pháp tránh thai. Theo ANSM, chuyển hóa của levonorgestrel tăng lên khi sử dụng đồng thời với các thuốc hoặc các sản phẩm từ thảo dược có hoạt tính cảm ứng enzym, đặc biệt với các chất cảm ứng eym CYP3A4.
- Các dữ liệu gần đây đã cho thấy việc sử dụng đồng thời với efavirenz (trong điều trị HIV) có thể làm giảm nồng độ levonorgestrel trong huyết tương (AUC) khoảng 50%. Các chất cảm ứng enzym khác cũng làm giảm nồng độ levonorgestrel do đó có khả năng làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Trên những phụ nữ muốn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và đang được điều trị bằng thuốc hoạt hóa enzym trong vòng 4 tuần, cần sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp không hormon (đặt vòng nội tử cung). Thiết bị này cần được đặt trong vòng 5 ngày sau khi quan hệ không an toàn.
- Nếu bệnh nhân không thực hiện được biện pháp trên, liều dùng của levonorgestrel được khuyến cáo tăng gấp đôi từ 1.5 mg lên 3 mg nhằm bù vào nồng độ thuốc giảm đi trong huyết tương của levonorgestrel.
Ảnh minh họa: Internet.
Một nghiên cứu gần đây về các biện pháp tránh thai khẩn cấp này (Carten và cộng sự, 2012) đã cho thấy việc sử dụng đồng thời efavirenz làm giảm nồng độ trong huyết tương của levonorgestrel khoảng 50%.
Liều hiệu quả tối thiểu của levonorgestrel ngừa thai khẩn cấp không được xác định, tuy nhiên cần thiết phải đảm bảo giới hạn hiệu quả tránh thai ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược gây cảm ứng enzym.
Việc tăng gấp đôi liều của levonorgestrel không được làm tăng nguy cơ gặp các phản ứng có hại. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa việc dùng liều cao gấp đôi của levonorgestrel với một thuốc khác hoặc sản phẩm có nguồn gốc thảo dược gây cảm ứng enzym chưa được nghiên cứu; bệnh nhân và nhân viên y tế được lưu ý để báo cáo bất kỳ phản ứng có hại nào xuất hiện khi sử dụng liều cao gấp đôi.
Các thuốc hoặc các sản phẩm nguồn gốc thảo dược gây cảm ứng enzym ảnh hưởng đến nồng độ levonorgestrel trong huyết tương thường gặp :
- Một số thuốc điều trị động kinh (như các barbiturat, primidon, phenytoin và carbamazepin)
- Một số thuốc điều trị lao (như rifampicin, rifabutin)
- Một số thuốc điều trị HIV (như ritonavir, efavirenz)
- Một số thuốc điều trị nhiễm nấm (như griseofulvin)
- Một số sản phẩm từ thảo dược chứa cỏ St. John (Hypericum perforatum).
Việc phơi nhiễm với các thuốc cảm ứng enzym nhất định trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, do đó phụ nữ được điều trị bằng các thuốc này cần đến biện pháp tránh thai bao gồm sử dụng liều gấp đôi của levonorgestrel. Ngoài ra, đối với những phụ nữ này, tầm quan trọng của việc sử dụng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cần được thường xuyên nhắc lại bởi các nhân viên y tế.
Nguồn: http://ansm.sante.fr/S-informe