BMJ: Lợi ích và nguy cơ của thuốc chống đông đường uống trực tiếp và heparin phân tử lượng thấp trong dự phòng huyết khối trên bệnh nhân phẫu thuật ngoài tim

 

Đối tượng nghiên cứu: So sánh ảnh hưởng của thuốc chống đông đường uống trực tiếp (DOAC) và heparin phân tử lượng thấp (LMWH)trong dự phòng huyết khối trên bệnh nhân phẫu thuật ngoài tim.

 

Thiết kế nghiên cứu: 1 tổng quan hệ thống và phân tích gộp từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.

 

Nguồn dữ liệu: Medline, Embase và trung tâm đăng ký Cochrane của các thử nghiệm được kiểm soát (CENTRAL), tính đến tháng 08/2021.

 

Phương pháp đánh giá:

- Lựa chọn các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên bệnh nhân trưởng thành phẫu thuật ngoài tim, so sánh tác dụng của heparin phân tử lượng thấp (dự phòng liều thấp hoặc cao) với thuốc chống đông đường uống trực tiếp hoặc với việc không điều trị tích cực.

- Tiêu chí chính là nguy cơ huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng, thuyên tắc phổi có triệu chứng và chảy máu nghiêm trọng.

- Nghiên cứu đã sử dụng các tiêu chí đánh giá ưu tiên cho tổng quan hệ thống và phân tích gộp (PRISMA). Bản tóm tắt và bản đầy đủ của nghiên cứu được sàng lọc độc lập bởi các chuyên gia. Dữ liệu tóm tắt về đối tượng tham gia nghiên cứu, phương pháp can thiệp, kết quả và sai số nguy cơ được đánh giá độc lập bởi 2 chuyên gia. Phân tích gộp sử dụng các mô hình ngẫu nhiên đa biến cung cấp kết quả tỷ lệ odd với khoảng tin cậy 95% và phân loại GRADE (phân loại các khuyến cáo, tính truy cập, phát triển và cách đánh giá) để biểu thị mức độ tin cậy của bằng chứng.

 

Kết quả:

- Nghiên cứu bao gồm 45445 bệnh nhân từ 68 thử nghiễm ngẫu nhiên có đối chứng (51 thử nghiệm về phẫu thuật chỉnh hình, 10 thử nghiệm về phẫu thuật ngoại khoa, 5 thử nghiệm về phẫu thuật phụ khoa, 2 thử nghiệm về phẫu thuật lồng ngực và 1 thử nghiệm về phẫu thuật tiết niệu).

- So với việc không điều trị tích cực, LMWH liều thấp (OR = 0.33, CI 95% từ 0.16 đến 0.67) và liều cao (OR = 0.19, CI 95% từ 0.07 đến 0.54) và DOAC (0.17, 0.07 đến 0.54) làm giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng, khác biệt nguy cơ tuyệt đối là 1-100/1000 bệnh nhân, tùy thuộc vào nguy cơ tại thời điểm ban đầu nghiên cứu (mức độ tin cậy của bằng chứng từ trung bình đến cao).

- Chưa có nhóm được ghi nhận giảm tỷ lệ thuyên tắc phổi có triệu chứng (mức độ tin cậy của bằng chứng từ thấp đến trung bình).

- DOAC và LMWH có liên quan đến sự tăng 2-3 lần tỷ lệ chảy máu nghiêm trọng so với việc không điều trị tích cực (mức độ tin cậy của bằng chứng từ trung bình đến cao), với khác biệt nguy cơ tuyệt đối lớn là 50/1000 bệnh nhân ở mức nguy cơ cao.

- So với LMWH liều thấp, LMWH liều cao chưa làm giảm tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng (0.57, 0.26 đến 1.27) nhưng làm tăng tỷ lệ chảy máu nghiêm trọng (1.87, 1.06 đến 3.31); DOAC làm giảm tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng (0.53, 0.32 đến 0.89) và không làm tăng tỷ lệ chảy máu nghiêm trọng của bệnh nhân (1.23, 0.89 đến 1.69).

 

Kết luận: Thuốc chống đông đường uống trực tiếp và heparin phân tử lượng thấp làm giảm tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch so với việc không điều trị tích cực nhưng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở mức độ tương tự nhau. Thuốc chống đông đường uống trực tiếp có thể ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch có triệu chứng ở cao hơn so với heparin trọng lượng phân tử thấp liều dự phòng.

 

Nguồn: https://www.bmj.com/content/376/bmj-2021-066785

Điểm tin: CTV. Đinh Thị Thủy, ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến