Bổ sung vitamin D được khuyến cáo rộng rãi trong chăm sóc sức khỏe xương khớp nói chung, tuy nhiên, các dữ liệu về việc bổ sung vitamin này có ngăn ngừa tình trạng gãy xương hay không vẫn chưa thống nhất.
Một nghiên cứu nhỏ trong thử nghiệm VITAL đã đánh giá liệu bổ sung vitamin D3 có làm giảm nguy cơ gãy xương so với giả dược hay không. VITAL là thử nghiệm, ngẫu nhiên, có đối chứng nhằm nghiên cứu xem liệu bổ sung vitamin D3 (2000 IU/ngày), acid béo n-3 (1 g/ngày), hoặc cả hai có ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch ở nam giới từ 50 tuổi trở lên và nữ giới từ 55 tuổi trở lên tại Hoa Kỳ hay không. Thiếu vitamin D, mật độ xương thấp, hoặc loãng xương không phải tiêu chuẩn lựa chọn người tham gia thử nghiệm. Biến cố gãy xương được người tham gia báo cáo hàng năm qua bảng câu hỏi và được kiểm tra lại bằng việc đánh giá hồ sơ bệnh án. Tiêu chí chính là số biến cố gãy xương, gãy xương ngoài đốt sống và gãy xương hông. Các mô hình tỉ lệ nguy cơ được sử dụng để ước tính hiệu quả điều trị trong phân tích theo phân bổ ngẫu nhiên ban đầu.
Trong 25.871 người tham gia (50,6% là phụ nữ [13.085 trong số 25.871] và 20,2% là người da đen [5106 trong số 25.304]), có 1991 trườnghợpgãy xương được xác nhận ở 1551 người tham gia trong thời gian theo dõi với trung vị là 5,3 năm. Bổ sung vitamin D3, so với giả dược, không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng số biến cố gãy xương (xảy ra ở 769 trong số 12.927 người tham gia nhóm vitamin D và 782 trong số 12.944 người tham gia nhóm giả dược; tỉ lệ rủi ro [HR], 0.98; khoảng tin cậy 95% [CI], 0.89 đến 1.08, P=0.70), gãy xương ngoài đốt sống (tỉ lệ rủi ro [HR], 0,97; khoảng tin cậy 95%, 0,87 đến 1,07; P = 0,50), hoặc gãy xương hông (tỉ lệ rủi ro [HR], 1,01; khoảng tin cậy 95% CI, 0,70 đến 1,47; P = 0,96). Không có sự thay đổi hiệu quả điều trị theo các đặc điểm cơ bản, bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc hoặc dân tộc, chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) hoặc nồng độ 25-hydroxyvitamin D huyết thanh. Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về các tác dụng không mong muốn như được đánh giá trong thử nghiệm ban đầu.
Bổ sung vitamin D3 không làm giảm đáng kể nguy cơ gãy xương so với giả dược ở những người trung niên và người cao tuổi khỏe mạnh, không thiếu vitamin D, khối lượng xương thấp hoặc loãng xương.
Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2202106
Điểm tin: CTV. Nguyễn Phương Thảo, CTV. Tăng Quốc An
Phụ trách: ThS.DS. Nguyễn Thị Tuyến