Hiện có sự khác biệt đáng kể giữa các bệnh viện về cách thức triển khai TDM, bao gồm lựa chọn thuốc và đối tượng bệnh nhân, thời điểm lấy mẫu, phương pháp định lượng, cũng như các đích PK/PD và cách tiếp cận trong hiệu chỉnh liều. Tài liệu này có mục đích đánh giá và phân tích các dữ liệu hiện có về TDM đối với thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm và thuốc kháng vi rút ở bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng. Tài liệu này cũng sẽ hướng dẫn áp dụng TDM cho các thuốc kháng vi sinh vật trong thực hành lâm sàng thường qui để cải thiện hiệu quả điều trị trên bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng. Hội đồng cũng sẽ đưa ra khuyến cáo về các thuốc nên được thực hiện TDM thường quy ở bệnh nhân nặng. Trung tâm DI&ADR Quốc gia xin trân trọng gửi đến quý đồng nghiệp bản dịch toàn văn Position Paper này cùng với nội dung của các Phụ lục 4, 5 (các khuyến liên quan đến chế độ liều và chương trình TDM cho bệnh nhân).
Trên các bệnh nhân nhiễm khuẩn tại khoa hồi sức tích cực (ICU), việc tối ưu sử dụng các thuốc kháng vi sinh vật (kháng sinh, kháng nấm và kháng vi rút) là cần thiết nhằm tối đa hóa tỷ lệ điều trị thành công và hạn chế xuất hiện kháng thuốc và bảo tồn hiệu lực trên lâm sàng của các thuốc hiện có. Tuy nhiên, quá trình tối ưu phác đồ điều trị là một thách thức lớn trên bệnh nhân ICU, vốn là nhóm đối tượng thường có dao động lớn về dược động học giữa các cá thể và trong chính mỗi bệnh nhân. Trên thực tế, khi chế độ liều chưa được tối ưu hóa, quần thể bệnh nhân ICU là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu liều và gặp thất bại trong điều trị và/hoặc gia tăng kháng thuốc, hay ngược lại có thể bị phơi nhiễm thuốc ở nồng độ cao dẫn đến gia tăng nguy cơ gặp độc tính.
Với các hiểu biết ngày càng gia tăng về mối quan hệ giữa chế độ liều thuốc kháng vi sinh vật, mức độ phơi nhiễm về dược động học/dược lực học (PK/PD) và kết quả điều trị của bệnh nhân, hiện đã có cơ sở vững chắc giúp cá thể hóa chế độ liều thuốc trên bệnh nhân nặng với sự hỗ trợ của hoạt động giám sát nồng độ thuốc trong điều trị (TDM). Việc TDM thuốc kháng vi sinh vật, ngay cả với các thuốc có phạm vi điều trị rộng, đang trở nên phổ biến, trong khi việc TDM với các thuốc "truyền thống", như aminoglycosid và glycopeptid, vẫn liên tục được nghiên cứu cải tiến thêm.
Hiện có sự khác biệt đáng kể giữa các bệnh viện về cách thức triển khai TDM, bao gồm lựa chọn thuốc và đối tượng bệnh nhân, thời điểm lấy mẫu, phương pháp định lượng, cũng như các đích PK/PD và cách tiếp cận trong hiệu chỉnh liều. Tài liệu này có mục đích đánh giá và phân tích các dữ liệu hiện có về TDM đối với thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm và thuốc kháng vi rút ở bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng. Tài liệu này cũng sẽ hướng dẫn áp dụng TDM cho các thuốc kháng vi sinh vật trong thực hành lâm sàng thường qui để cải thiện hiệu quả điều trị trên bệnh nhân người lớn mắc bệnh nặng. Hội đồng cũng sẽ đưa ra khuyến cáo về các thuốc nên được thực hiện TDM thường quy ở bệnh nhân nặng.
Trung tâm DI&ADR Quốc gia xin trân trọng gửi đến quý đồng nghiệp bản dịch toàn văn Position Paper này cùng với nội dung của các Phụ lục 4, 5 (các khuyến liên quan đến chế độ liều và chương trình TDM cho bệnh nhân).
Phụ lục 4 (khuyến cáo chế độ liều)
Phụ lục 5 (khuyến cáo chương trình TDM)
Nguồn: Abdul-Aziz, M.H., Alffenaar, J.C., Bassetti, M. et al. Antimicrobial therapeutic drug monitoring in critically ill adult patients: a Position Paper#. Intensive Care Med (2020) (https://doi.org/10.1007/s00134-020-06050-1)
Người dịch: SV D5. Nguyễn Trần Nam Tiến, DS. Vương Mỹ Lượng, DS. Trương Anh Quân, DS. Nguyễn Hoàng Anh (b)
Hiệu đính: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Vũ Đình Hòa