Cơ sở dữ liệu Cảnh giác Dược của New Zealand đã ghi nhận hai trường hợp tăng tiết mồ hôi với thuốc nghi ngờ là methylphenidat và entacapon. Tình trạng đổ mồ hôi hay tăng tiết mồ hôi là một tác dụng không mong muốn đã được ghi nhận đối với các thuốc này.
Tăng tiết mồ hôi do thuốc
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá mức và không kiểm soát. Tình trạng này có thể được phân loại thành: nguyên phát, không rõ nguyên nhân (vô căn), hoặc thứ phát do các bệnh lý nền, thuốc hoặc nguyên nhân khác.
Tăng tiết mồ hôi do thuốc là nguyên nhân thứ phát phổ biến nhất. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, có thể xuất hiện ở một bên, không đối xứng hoặc toàn thân. Nếu không được điều trị, tăng tiết mồ hôi có thể dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng da, khiến người bệnh cảm giác xấu hổ khi giao tiếp, giảm sự tự tin và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Cơ chế
Cơ chế tăng tiết mồ hôi có liên quan đến hoạt động điều hòa nhiệt độ cơ thể tại vùng dưới đồi, trung tâm điều hòa nhiệt trong tủy sống, hạch giao cảm và các liên kết thần kinh với tuyến mồ hôi eccrine. Acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong quá trình điều hòa nhiệt độ cơ thể và việc tiết mồ hôi. Một số thuốc có thể tác động lên các con đường này, tăng cường việc dẫn truyền acetylcholin, từ đó làm tăng tiết mồ hôi.
Bảng 1 liệt kê một số thuốc có thể gây tăng tiết mồ hôi kèm theo cơ chế.
Bảng 1: Các nhóm thuốc/thuốc liên quan đến chứng tăng tiết mồ hôi và cơ chế (danh sách không đầy đủ)
Xử trí
Khi nghi ngờ thuốc là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi ở người bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều hoặc chuyển sang dạng thuốc giải phóng kéo dài. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc (ví dụ, thuốc chống mồ hôi tại chỗ - topical antiperspirant) để giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi trở nên nghiêm trọng và vượt quá lợi ích điều trị của thuốc, cần ngừng sử dụng thuốc gây ra triệu chứng và thay thế bằng thuốc khác ít có khả năng gây tăng tiết mồ hôi.
Báo cáo ca tại New Zealand
Tại New Zealand, 376 trường hợp tăng tiết mồ hôi do dùng thuốc (trừ vắc-xin) được báo cáo trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 1 năm 2010 đến ngày 30 tháng 9 năm 2024. Năm thuốc thường được báo cáo nhất bao gồm venlafaxin (49 báo cáo), iohexol (13), tramadol (12), varenicline (9), vàacid zoledronic (9).
Điểm tin: SV. Nguyễn Hải Đăng
Hiệu đính: DS. Hoàng Hải Linh; Phụ trách: ThS. Nguyễn Mai Hoa