ANSM: Dung môi chứa glucose và nguy cơ hạ natri máu

Dịch truyền pha loãng bằng glucose, ở bất cứ nồng độ nào, chủ yếu là G5 do được sử dụng thường xuyên và đôi khi quá mức, tiếp xúc với nguy cơ hạ natri máu nghiêm trọng thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ em.

 

Dịch truyền pha loãng bằng glucose, ở bất cứ nồng độ nào, chủ yếu là G5 do được sử dụng thường xuyên và đôi khi quá mức, tiếp xúc với nguy cơ hạ natri máu nghiêm trọng thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ em.

Dung môi chứa glucose, đặc biệt chứa G5 không nên được sử dụng như một dung dịch thay thế mà không có thăng bằng nước điện giải thích hợp. Trong trường hợp truyền kéo dài và/ hoặc với lượng lớn (tương ứng với một lượng nước tinh khiết, do sự chuyển hoá glucose nhanh chóng trong cơ thể), có thể xuất hiện nguy cơ pha loãng các chất điện giải trong máu, đặc biệt là natri.

ANSM do đó muốn cảnh báo cho các CBYT về nguy cơ xảy ra hạ natri máu nghiêm trọng khi sử dụng dịch truyền glucose trên quần thể có nguy cơ, đặc biệt ở trẻ em. Hạ natri máu cấp có thể là nguyên nhân gây tổn thương não (bệnh màng não), có thể gây biến chứng thần kinh không hồi phục thậm chí tử vong.

Ảnh minh họa: Internet.

Trước khi kê đơn dịch truyền glucose, cần tuân thủ các thận trọng liên quan đến:

- Nguy cơ giảm natri máu gây tử vong, tăng đường huyết hoặc hạ kali máu,

- Chú ý đối tượng bệnh nhi,

- Người cao tuổi, có thể xuất hiện các tổn thương trên tim, thận hoặc gan,

- Cách sử dụng, đặc biệt về tốc độ và thể tích dịch truyền,

- Nguy cơ thoát mạch (kiểm soát bằng catheter)

- Nguy cơ hội chứng "hồi phục" (renutrition) ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng.

Các loại dung môi gây ra hiện giảm trương lực sinh lý hiện là đối tượng của các thảo luận cấp châu Âu, có thể sẽ dẫn đến việc thay đổi thôngtin thuốc (RCP, tờ HDSD và nhãn thuốc).

Nguồn: http://ansm.sante.fr/S-informer/Points-d-information-Points-d-information/Solutes-a-base-de-glucose-risque-d-hyponatremie-Point-d-Information

Người tổng hợp: DS. Dương Khánh Linh.