Bản tin BIP số 3 năm 2020: Tramadol có thể gây hạ natri máu hay không

Cùng với nhóm thuốc lợi tiểu (furosemid, thiazid), thuốc tác động lên hệ renin-angiotensin-aldosteron (thuốc ức chế men chuyển, nhóm sartan), thuốc chống trầm cảm ức chế tái thu hồiserotonin và các nhóm thuốc khác, tramadol là hoạt chất thường được đề cập đến như là tác nhân có khả năng làm trầm trọng thêm hoặc gây ra tình trạng hạ natri máu.

 

 

 

 

Cùng với nhóm thuốc lợi tiểu (furosemid, thiazid), thuốc tác động lên hệ renin-angiotensin-aldosteron (thuốc ức chế men chuyển, nhóm sartan), thuốc chống trầm cảm ức chế tái thu hồiserotonin và các nhóm thuốc khác, tramadol là hoạt chất thường được đề cập đến như là tác nhân có khả năng làm trầm trọng thêm hoặc gây ra tình trạng hạ natri máu. Trên thực tế, tramadol vừa có đặc tính của opioid đồng vận thụ thể mu vừa có đặc tính của một thuốc ức chế tái thu hồi serotonin. Tuy nhiên, các ca ghi nhận trong y văn thường có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm (phẫu thuật, nôn, sử dụng đồng thời các thuốc khác…) gâyảnh hưởng tới việc đánh giá quy kết quan hệ nhân quả của riêng thuốc giảm đau này.

 

Do vậy, Trung tâm Cảnh giác Dược vùng Toulouse của Pháp đã tiến hành nghiên cứu các ca hạ natri máu có liên quan tới tramadol trong cơ sở dữ liệu Cảnh giác Dược toàn cầu VigiBase®của Tổ chức Y tế Thế giới. Kết quả cho thấy đa số các ca hạ natri máu có sử dụng tramadol thường là liên quan đếnsử dụng các thuốc khác. Tramadol riêng lẻ hiếm khi là nguyên nhân của các ca hạ natri máu ghi nhậntrên lâm sàng (Br J Clin Pharmacol. 2020 DOI: 10.1111/bcp.14401).

 

Nguồn: Bulletin d’Informations de Pharmacologie Clinique de la région Occitanie (BIP Occitanie 2020). 27(3): 45 - 69.

Tác giả : Giáo sư Jean-Louis Montastruc – Toulouse

Người dịch : DS. Nguyễn Ngọc Triển, DS. Từ Phạm Hiền Trang

Các tin liên quan