ANSM: Sử dụng thuốc và các chế phẩm y tế trong mùa hè

Ngoài những người mắc bệnh mạn tính, trẻ sơ sinh và người cao tuổi đều dễ mắc các bệnh trong giai đoạn nắng nóng. Đối tượng có nguy cơ cao là người có các bệnh mắc kèm (đặc biệt bệnh về tim mạch, thận và tâm thần kinh) hay không tự chủ được.

Ngày 11/07/2017, ANSM nhắc lại một số khuyến cáo về sử dụng thuốc trong hè.

Điều trị bệnh do nắng nóng

Ngoài những người mắc bệnh mạn tính, trẻ sơ sinh và người cao tuổi đều dễ mắc các bệnh trong gian đoạn nắng nóng. Đối tượng có nguy cơ cao là người có các bệnh mắc kèm (đặc biệt bệnh về tim mạch, thận và tâm thần kinh) hay không tự chủ được.

Trong trường hợp nắng nóng, một số thuốc có thể làm trầm trọng tình trạng suy kiệt-mất nước hay cảm nắng. Khi này, người bệnh cần nhớ:

-          Không tự ý ngừng thuốc khi không có ý kiến của bác sỹ hay dược sỹ

-          Bù nước và giải khát

-          Tìm đến tư vấn của bác sỹ hoặc dược sỹ khi cần

Ảnh minh họa: Internet.

Bảo quản và vận chuyển thuốc

Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian ngắn hay dài đều có thể ảnh hưởng đến thuốc và cần có các thận trọng khi bảo quản. Nhằm đảm bảo độ ổn định và hiệu quả của thuốc:

-          Tuân thủ các điều kiện bảo quản thuốc trong tờ HDSD

-          Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Lưu ý với các thiết bị kiểm soát đường huyết

Các thiết bị như băng đo (hay điện cực), dung dịch kiểm soát và đo đường huyết tiếp xúc trực tiếp với ánh sang mặt trời, nhiệt độ cao trong thời gian ngắn hay dài, thay đổi nhiệt độ đột ngột hay độ ẩm cao có thể bị ảnh hưởng lớn đến chất lượng thuốc.

-          Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị đo đường huyết, tuân thủ cách sử dụng và bảo quản

-          Khi thiết bị cho kết quả bất thường, gọi cho CBYT (phòng khám, nhà thuốc, phòng thí nghiệm) trước khi muốn thay đổi điều trị.

Đi du lịch

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc bảo quản các thuốc khi đi du lịch (nhiệt độ thích hợp với độ ổn định và hiệu quả của thuốc) và tuân thủ các quy định khi đi ra nước ngoài (có đơn thuốc tương ứng với thuốc khi đi qua hải quan):

-          Với bệnh mạn tính, dự phòng một lượng thuốc vừa đủ tối thiểu cho thời gian đi du lịch

-          Luôn để thuốc trong hộp có tờ HDSD và đơn thuốc tương ứng

-          Ưu tiên đơn thuốc có danh pháp chung quốc tế của hoạt chất để có thể đưa ra ở nước ngoài khi cần

Thông thường, để giảm thiểu nguy cơ sai sót, nên tránh mua thuốc ở nước ngoài khi không có ý kiến của bác sỹ hay dược sỹ.

Lưu ý về nhạy cảm với ánh sáng

Một số thuốc có thể gây ra các phản ứng bất thường kịch phát trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Đó có thể là các thuốc dùng đường uống (một số loại kháng sinh, chống viêm, chống histamin, chống trầm cảm, thuốc chống loạn nhịp hoặc an thần) hay các thuốc dùng ngoài da (thuốc điều trị mụn, sát khuẩn tại chỗ, điều trị kháng nấm hoặc kem bôi dị ứng).

Nếu bạn đang dùng các thuốc này:

-          Đọc tờ HDSD để xem thuốc có phản ứng với ánh sáng mặt trời không và tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ.

-          Không để vùng da dùng thuốc dưới ánh nắng dù đã được che lại, hay tia UVA trong suốt quá trình điều trị và hai tuần sau khi ngừng thuốc.

-          Tránh nắng cho vùng dùng thuốc như bằng quần áo

-          Ngừng thuốc ngay lập tức khi xuất hiện phản ứng ngoài da (đỏ, ngứa…) và báo cho bác sỹ.

Nguồn: http://ansm.sante.fr/S-informer/Points-d-information-Points-d-information/Produits-de-sante-cosmetiques-et-tatouages-en-ete-Adoptez-les-bons-reflexes-Point-d-information

DS. Dương Khánh Linh