Tổng Quan Cảnh Giác Dược

Định nghĩa Cảnh giác dược

Cảnh giác dược (Pharmacovigilance), theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được định nghĩa là: “Môn khoa học và những hoạt động liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, hiểu và phòng tránh tác dụng có hại hoặc bất kỳ một vấn đề nào khác liên quan đến thuốc”, là thành phần chủ đạo của hệ thống theo dõi hiệu quả của thuốc, thực hành lâm sàng và các chương trình y tế công cộng”

Cách báo cáo một trường hợp nghi ngờ là phản ứng có hại của thuốc

Có  sự khác biệt giữa các quốc gia và giữa các vùng miền trong một quốc gia về những sự cố ADR và những vấn đề liên quan đến thuốc. Điều này có thể do sự khác nhau về bệnh tật,  thói quen kê đơn, di truyền học, chế độ ăn uống, quy trình sản xuất thuốc đã ảnh hưởng đến thành phần và chất lượng dược phẩm, sự phân bố thuốc và sử dụng thuốc bao gồm hướng dẫn sử dụng thuốc, liều và tính lợi ích.
Việc sử dụng các thuốc cổ truyền và thuốc bổ cũng có thể đặt ra những vấn đề độc hại nghiêm trọng khi sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác. Do đó, Cảnh giác dược là cần thiết để phát hiện những ADR và đặc biệt chống lại những sản phẩm nghi ngờ về chất lượng và sản phẩm giả mạo. Theo dõi ADR sẽ đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và hiệu quả cho sản phẩm.

Mục tiêu của Cảnh giác dược

  • Cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và tính an toàn trong mối liên quan giữa sử dụng thuốc và sự can thiệp của điều trị và hỗ trợ điều trị.
  • Cải thiện sức khỏe cộng đồng và tính an toàn trong sử dụng thuốc.
  • Góp phần đánh giá lợi ích, thiệt hại, hiệu lực và nguy cơ của thuốc, khuyến khích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả hơn (bao gồm lợi nhuận).
  • Thúc đẩy sự hiểu biết, giáo dục và đào tạo trên lâm sàng trong cảnh giác dược và hiệu quả tuyên truyền tới cộng đồng.