Nội dung chính
- Bệnh cơ tim Takotsubo là tình trạng đảo ngược cấu trúc cơ tim, đặc trưng bởi rối loạn chức năng tâm thu tạm thời và phình dãn đỉnh tim của thất trái.
- Căng thẳng về cảm xúc và thể chất là tác nhân được biết đến nhiều nhất của bệnh cơ tim Takotsubo. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đã được báo cáo có liên quan đến việc sử dụng triptan.
- Bắt đầu điều trị hỗ trợ tại viện nếu nghi ngờ mắc bệnh cơ tim Takotsubo liên quan đến triptan.
Trung tâm theo dõi phản ứng có hại New Zealand (CARM) đã nhận được 1 báo cáo bệnh nhân mắc bệnh cơ tim Takotsubo liên quan đến rizatriptan.
Bệnh cơ tim Takotsubo (Takotsubo cardiomyopathy – TCM)
TCM là trình trạng đảo ngược cấp tính cấu trúc của thất trái, rối loạn chức năng tâm thu không liên quan đến tắc nghẽn mạch vành. TCM còn được gọi là bệnh cơ tim stress, hội chứng tim tan vỡ, bệnh cơ tim do căng thẳng hay hội chứng phình dãn đỉnh tim (apical ballooning syndrome). TCM khởi phát đột ngột và không thể lường trước. Dấu hiệu và triệu chứng của TCM giống như nhồi máu cơ tim cấp tính.
TCM là một tình trạng hiếm gặp lần đầu tiên được xác nhận vào năm 1990 tại Nhật Bản và thường phổ biến hơn ở phụ nữ và người cao tuổi. Biến cố gây căng thẳng về mặt cảm xúc hoặc thể chất có thể gây ra TCM. Có báo cáo về các trường hợp hội chứng cai thuốc và sử dụng một số thuốc.
Một số báo cáo trên thế giới có sự liên quan giữa việc sử dụng triptan với TCM. Hầu hết các báo cáo này đều ở những bệnh nhân dùng sumatriptan.
Cơ chế
Cơ chế chính xác của TCM chưa được hiểu đầy đủ. Đề xuất có sự tham gia của trình trạng ngộ độc tim do catecholamin (catecholamine-induced cardiotoxicity) và rối loạn chức năng vi mạch.
Đau nửa đầu cấp tính có thể gây ra sự thay đổi đột ngột nồng độ catecholamin và các thuốc triptan được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu gây ra co mạch. Kết hợp của các ảnh hưởng trên có thể gây ra TCM với tỷ lệ hiếm.
Biểu hiện trên lâm sàng, chẩn đoán và theo dõi
Biểu hiện của bệnh nhân mắc TCM giống với hội chứng vành cấp. Triệu chứng xuất hiện phổ biến nhất là đau ngực cấp tính vị trí dưới xương ức, nhưng một số bệnh nhân có thể xuất hiện khó thở hoặc ngất. Thường yêu cầu làm điện tâm đồ, xét nghiệm nồng độ troponin tim, chụp động mạch vành và đánh giá chức năng tâm thu của thất trái để chẩn đoán bệnh nhân TCM.
Bệnh nhân TCM có tiên lượng tốt. Thông thường, bệnh nhân sống sót sau đợt TCM cấp phục hồi chức năng tâm thu của thất trái trong vòng 1-4 tuần.
Điều trị duy trì và giải quyết vấn đề căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất thường giải quyết nhanh chóng các triệu chứng trên. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể phát triển các biến chứng cấp tính như shock và suy tim cấp, yêu cầu phải điều trị chuyên sâu.
Do thiếu dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, chưa có chế độ dùng thuốc tối ưu rõ ràng hoặc thời gian điều trị cho bệnh nhân TCM. Khi ổn định huyết động, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thường quy cho suy tim đến khi chức năng tâm thu được hồi phục.
Báo cáo tại New Zealand
CARM mới chỉ nhận được một báo cáo trường hợp của TCM (tới 31 tháng 12 năm 2021). Sau một liều rizatriptan, bệnh nhân xuất hiện cảm giác nặng nề lan tỏa tại ngực. Dữ liệu tại New Zealand với rizatriptan và sumatriptan không liệt kê TCM là 1 biến cố bất lợi. Tuy nhiên, đã có báo cáo về bệnh mạch vành nghiêm trọng liên quan đến các thuốc triptan.
Nguồn: https://medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/March2022/Triptan-associated-Takotsubo-cardiomyopathy.html
Điểm tin: CTV. Đinh Thị Thủy, ThS. DS. Nguyễn Thị Tuyến