ANSM: Ngày 30/11/2018, Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp cập nhật thông tin về thuốc kháng vitamin K

Không khởi đầu điều trị bằng fluindion (Préviscan) và chống chỉ định mới của nhóm thuốc kháng vitamin K trên phụ nữ mang thai

 

Vì nguy cơ gây ra dị ứng miễn dịch và nguy cơ đối với phôi và thai nhi khi người mẹ phơi nhiễm thuốc kháng vitamin K trong thời kỳ mang thai, Cơ quan quản lý dược phẩm Pháp (ANSM) đã quyết định đưa ra thay đổi mới nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt như sau:

- Việc khởi đầu điều trị bằng fluindion (Previscan) từ nay trở đi sẽ bị cấm. Tất cả các thuốc kháng vitamin K sẽ chống chỉ định trong thời kỳ mang thai, trừ một số trường hợp đặc biệt.

- Bệnh nhân không được ngừng điều trị mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì việc dừng thuốc đột ngột có thể gây ra hậu quả lớn đến sức khỏe.

Các thuốc kháng vitamin K bao gồm các thuốc fluindion (Previscan), warfarin (Coumadine) hoặc acenocoumarol (Sintrom, Minisintrom) có tác dụng chống đông máu nên được chỉ định trong những trường hợp rung nhĩ (loạn nhịp), huyết khối tĩnh mạch hoặc thuyên tắc phổi.

 

1. Không khởi đầu điều trị bằng fluindion (Previscan) kể từ ngày 1/12/2018 tại Pháp; kê đơn fluindion giới hạn cho những bệnh nhân đang điều trị ổn định bằng fluindion.

 

Bên cạnh nguy cơ xuất huyết, các thuốc kháng vitamin K còn có thể gây ra tác dụng không mong muốn khác như dị ứng miễn dịch, đặc biệt dẫn đến tổn thương thận kẽ, ảnh hướng đến gan, huyết học hoặc tổn thương da như hội chứng DRESS. Các tác dụng không mong muốn này thường gặp ở fluindion hơn so với các thuốc coumarin (warfarin và acenocoumaron).

Các phản ứng dị ứng miễn dịch thường quan sát thấy trong 6 tháng đầu điều trị.  Dù các triệu chứng có thể cải thiện sau khi ngừng thuốc và sử dụng liệu pháp corticoid, các biến chứng trên chức năng thận vẫn có thể thấy trong trường hợp chẩn đoán và ngừng fluidion muộn.

Nguy cơ dị ứng miễn dịch dù hiếm nhưng rất nghiêm trọng khi xảy ra và thường xuất hiện trong 6 tháng đầu điều trị bằng fluindion, trong khi đó hiệu quả điều trị của fluindion không vượt trội so với nguy cơ trên đối tượng bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng fluindio, vì vậy không kê đơn fluindion khi bắt đầu điều trị.

Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng fluindion đạt được hiệu quả điều trị tốt, ổn định, dữ liệu về an toàn cho thấy không có bằng chứng cần đổi thuốc. Thực tế, việc thay đổi thuốc chống đông đều dẫn đến nguy cơ xuất huyết và/hoặc huyết khối nghiêm trọng. Vậy nên điều trị bằng fluindion vẫn được duy trì ở những bệnh nhân đang điều ổn định.

Mặc dù các nguy cơ này hiếm nhưng vì khi xảy ra thường gây ra hậu quả rất nghiêm trọng trong khi vẫn có những thuốc khác thay thế, ANSM đã quyết định thắt chặt chỉ định đối với thuốc fluindion. Vi vậy các chuyên gia y tế cần lưu ý những trường hợp sau:

-  Không được khởi đầu điều trị bằng fluindion và ưu tiên kê nhóm thuốc coumarin hoặc các thuốc chống đông nhóm khác.

-  Đặc biệt chú ý đối với những bệnh nhân đã sử dụng thuốc để điều trị, nguy cơ dị ứng miễn dịch thường xuất hiện trong 6 tháng đầu điều trị. Việc tiếp tục duy trì fluindion ở bệnh nhân đã điều trị từ 6 tháng trở lên và đạt được cân bằng tốt là tối ưu hơn so với nguy cơ xuất huyết hoặc huyết khối nếu đối đổi thuốc.

Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng fluindion:

-  Không thay đổi điều trị nếu bệnh nhân được điều trị trên 6 tháng và đạt được kết quả điều trị ổn định, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

-  Để thận trọng trong trường hợp bệnh nhân điều trị dưới 6 tháng cần liên hệ với bác sĩ trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng miễn dịch (suy thận hoặc tình trạng suy thận nặng lên ở bệnh nhân đã bị suy thận, bất thường trên da, bất thường trong công thức máu và một số chỉ số sinh học (gan), khó thở, sốt).

-  Thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng bất thường.

 

2.   Chống chỉ định thuốc kháng vitamin K ở phụ nữ mang thai, trừ trường hợp đặc biệt.

Trong trường hợp đang mang thai, các thuốc kháng vitamin K có thể gây ra tổn hại đến phôi và thai nhi:

-  Nguy cơ bị sẩy thai hoặc gây chết thai

-  Tăng nguy cơ xuất huyết ở thai nhi và/hoặc trẻ sơ sinh

-  Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng:

o          Trong tuần thứ 6 đến 9, 4% đến 7% trường hợp bị hội chứng dị tật bẩm sinh có tên “hội chứng thai nhi warfarin” hoặc “hội chứng thai nhi kháng vitamin K” với triệu chứng thiểu sản mũi, loạn sản sụn.

o          Từ tuần thứ 9 trở đi, 1% đến 2% trường hợp bất thường trên hệ thần kinh trung ương, mắt, đặc biệt nếu tiếp tục điều trị trong chu kỳ thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.

Vậy nên, chống chỉ định thuốc kháng vitamin K ở phụ nữ mang thai vì nguy cơ gây quái thai, độc cho thai và trẻ sơ sinh, trừ trường hợp người có mang van tim nhân tạo có nguy cơ huyết khối cao mà không có thuốc nào thay thế hiệu quả hơn.

Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ phải sử dụng biện pháp tránh thai trong khi điều trị hoặc phải thông báo với bác sĩ nếu họ đang mang thai hoặc có ý định mang thai để tránh phải đổi thuốc sau này.

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc kháng vitamin K khi mang thai, cần tiến hành chẩn đoán tiền sản chuyên sâu (siêu âm hoặc MRI) phù hợp theo thời kỳ tiếp xúc với thuốc và đặc biệt theo dõi thai nhi cho đến khi trẻ được sinh ra.

Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc chống đông trong thời kỳ mang thai, do có nguy cơ xuất huyết khi chuyển dạ, nên chuyển qua sử dụng heparin từ tuần thứ 36.

 

Nguồn: .https://www.ansm.sante.fr/S-informer/Actualite/Quoi-de-neuf-concernant-les-Antivitamines-K-Point-d-information

https://ansm.sante.fr/S-informer/Informations-de-securite-Lettres-aux-professionnels-de-sante/Traitement-par-antivitamines-K-AVK-nouvelles-informations-Lettre-aux-professionnels-de-sante

Điểm tin: Nghiêm Thị Thùy Linh