Điểm nghiên cứu mới được công bố (NEJM): Liệu aspirin có hiệu quả trong dự phòng các biến cố tim mạch nguyên phát?

Trong ấn bản NEJM Journal Watch (General Meidicne) Year in Review 2018, Editor Allan S. Brett, MD. đã tổng hợp ba thử nghiệm lớn chứng minh aspirin không đem lại lợi ích vượt trội hơn so với giả dược trong dự phòng biến cố tim mạch nguyên phát.

 

Trong ấn bản NEJM Journal Watch (General Meidicne) Year in Review 2018, Editor Allan S. Brett, MD. đã tổng hợp ba thử nghiệm lớn chứng minh aspirin không đem lại lợi ích vượt trội hơn so với giả dược trong dự phòng biến cố tim mạch nguyên phát. Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu này được trình bày sau đây.

 

Cả ba thử nghiệm quy mô lớn đều không khẳng định được lợi ích của aspirin.

 

Trong khi có rất nhiều người sử dụng aspirin để phòng ngừa các biến cố tim mạch bất lợi, kết quả các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng aspirin là ngang nhau. Năm 2018, có 3 nghiên cứu đã được thực hiện trên những bệnh nhân không có tiền sử bệnh tim mạch. Ở mỗi thử nghiệm này, bệnh nhân đều được sử dụng aspirin liều 100mg/ngày so sánh với giả dược. Kết quả được công bố đã đẩy những người đang dao động nghiêng về phía không sử dụng aspirin trong dự phòng biến cố nguyên phát.

 

Nghiên cứu ARRIVE được thực hiện trên 12000 bệnh nhân không mắc đái tháo đường với ít nhất 2 yếu tố nguy cơ tim mạch (CV), ở độ tuổi từ trung niên trở lên (trung bình 64 tuổi). Sau 5 năm, tỉ lệ tiêu chí nghiên cứu chính tổng hợp được ghi nhận (bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ) là như nhau ở cả 2 nhóm dùng aspirin và giả dược (4%), tuy nhiên tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa cao hơn ở nhóm aspirin (NEJM JW Gen Med ngày 1/10 và Lancet Sep ngày 22/9; 392:1036).

 

Một nghiên cứu khác là nghiên cứu ASCEND được thực hiện trên 15000 bệnh nhân tiểu đường (độ tuổi trung bình 63), đa số đều sử dụng nhóm statin và thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau 7 năm, kết quả cho thấy tỉ lệ mắc các biến cố tim mạch có hại của nhóm aspirin thấp hơn 1% so với nhóm giả dược nhưng tỉ lệ xuất huyết lại cao hơn 1% (NEJM JW Gen Med ngày 1/10 and N Engl J Med ngày 18/10; 379:1529).

 

Thứ 3 là nghiên cứu ASPREE thực hiện trên 19000 người cao tuổi (trung bình 74 tuổi) có hoặc không có các yếu tố nguy cơ. Kết quả cuối cùng cho thấy tiêu chí nghiên cứu chính - tỉ lệ sống sót (không khuyết tật) - ở cả hai nhóm aspirin và giả dược là như nhau (10%) nhưng tỉ lệ xuất huyết và tử vong ở nhóm aspirin cao hơn 1%. Không có bất kì lợi ích tim mạch nào được tìm thấy ở cả 2 nhóm (NEJM JW Gen Med ngày 15/10 and N Engl J Med ngày 18/10; 379:1499, 1509, 1519).

 

Những kết quả nghiên cứu trên nên được cảnh báo cho cán bộ y tế và bệnh nhân sử dụng aspirin với mục đích dự phòng các biến cố tim mạch nguyên phát, tuy nhiên có 2 lưu ý như sau:

 

- Thứ nhất, một số kết quả gợi ý rằng aspirin có thể làm giảm tỉ lệ mắc/ phát triển của một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Tác dụng này của aspirin không được mô tả trong những thử nghiệm trên, vì thế cần phác đồ điều trị với thời gian dài hơn để có thể thấy được tác dụng này của thuốc.

 

-Thứ hai, một phân tích trước đây gợi ý sử dùng aspirin liều thấp (75 – 100 mg/ngày) không đủ để dự phòng biến cố tim mạch ở những người có cân nặng > 70 kg (NEJM JW Gen Med ngày 15/8Lancet ngày 4/8; 392:387). Tuy nhiên những nghiên cứu khác lại cho rằng bệnh nhân sử dụng aspirin liều cao hơn sẽ có nguy cơ xuất huyết cao hơn, vì thế rất khó để cho rằng liệu dùng liều dựa trên cân nặng có cho lợi ích vượt trội nguy cơ hay không.

 

Nguồn: https://www.jwatch.org/na48078/2018/12/27/nejm-journal-watch-general-medicine-year-review-2018

 

 

Người tổng hợp: Nguyễn Thị Thu Hà - Nguyễn Phương Thúy

Các tin liên quan