Fluoropyrimidin [5-fluorouracil (5-FU) và capecitabin] là nhóm thuốc điều trị ung thư thiết yếu và là một trong số những thuốc được sử dụng nhiều nhất trong điều trị các thể ung thư. Những độc tính nặng nề, đôi khi dẫn tới tử vong, đã được báo cáo có liên quan đến hiện tượng giải phóng quá mức của thuốc, trong khi đó, nhóm thuốc này được chuyển hóa và giáng hóa trong cơ thể phụ thuộc vào enzym có tên là “dihydropyrimidin deshydrogenase” (DPD). Thật vậy, một số bệnh nhân đã xuất hiện tièn trạng giảm hoạt tính DPD một phần hoặc hoàn toàn (tỷ lệ ước tính khoảng từ 3 đến 10% và 0,1 đến 0,5% quần thể người da trắng).
Các biện pháp sàng lọc suy giảm DPD trước khi bắt đầu điều trị bằng 5-FU hoặc capecitabin hiện đang được thảo luận ở cấp quốc gia và cấp châu Âu. Kết quả của các biện pháp này, dự kiến sẽ có vào năm 2018, giúp cho việc thống nhất các thông tin được đề cập trong tờ thông tin sản phẩm của các thuốc này.
Trong khi chờ đợi sự đồng thuận ở cấp độ Châu Âu, các chuyên gia y tế được nhắc nhở về sự tồn tại của các biện pháp khác nhau, được áp dụng tùy theo ý của họ để giảm sự xuất hiện của những độc tính cấp tính này: Các xét nghiệm sàng lọc nhằm xác định nguy cơ thiếu hụt enzyme DPD tiềm tàng trên bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị bằng fluoropyrimidin. Đây là những xét nghiệm kiểu gen và kiểu hình của enzym DPD. Chi phí của các thử nghiệm sàng lọc này là do các cơ sở y tế chi trả trong khuôn khổ danh sách các xét nghiệm bổ sung mà cơ sở đó đã đăng kí. Tuy nhiên, hiệu quả của các xét nghiệm này trong việc làm giảm nguy cơ độc tính của fluoropyrimidin trên những bệnh nhân thiếu hụt DPD vẫn cần được xác nhận.
(Ảnh minh họa: Internet)
Những khuyến cáo từ Nhóm Dược lý Lâm sàng Ung thư (GPCO) - Unicancer và Mạng Lưới Dược lý di truyền Bệnh viện Quốc gia đã được cập nhật vào tháng 2 năm 2018 (sắp xuất bản). Dựa trên dữ liệu từ y văn, những khuyến cáo này làm nổi bật lợi ích của việc kiểm tra định kỳ sự thiếu hụt DPD nhằm làm giảm các độc tính nặng và các độc tính gây tử vong liên quan đến điều trị bằng fluoropyrimidin và nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đến nay, chưa có một sự đồng thuận quốc gia hay quốc tế nào về các phương pháp sàng lọc. Do đó, vào năm 2014, INCa và DGOS đã chọn dự án FU-SAFE trong khuôn khổ chương trình PHRC-K, là dự án đề xuất một bản tóm tắt đầy đủ các kết quả được công bố. Tổng quan toàn diện về hiệu quả của các phương pháp tiếp cận khác nhau (phương pháp dựa trên kiểu gen, kiểu hình và phương pháp kết hợp), lợi ích và nguy cơ của chúng đối với bệnh nhân, dự kiến sẽ có vào năm 2018. Viện Ung thư Quốc gia (INCa) cũng sẽ thành lập một nhóm làm việc để làm rõ hiệu quả các phương pháp sàng lọc thiếu hụt DPD dựa trên kết quả của PHRC FU-SAFE, và để xác định các điều kiện cho thực hiện các xét nghiệm trên toàn nước Pháp cho một số lượng lớn bệnh nhân.
Trong trường hợp xuất hiện ngộ độc fluoropyrimidin, cần sử dụng một loại thuốc giải độc đặc hiệu Vistogard (uridin triacetat), đã được lưu hành từ năm 2015 tại Hoa Kỳ. Tại Pháp, có thể sử dụng thuốc này dưới dạng cấp phép tạm thời do ANSM cấp.
Nguồn: http://ansm.sante.fr/S-