Điểm nghiên cứu mới công bố (NEJM): Dự phòng chảy máu vết loét do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực bằng PPIs

Trong ấn bản NEJM Journal Watch (General Meidicne) Year in Review 2018, Editor Daniel D. Dressler, MD. đã tổng hợp kết quả từ những nghiên cứu nổi bật trong năm 2018 về Dự phòng chảy máu vết loét do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực bằng PPIs và đã đưa ra những kết luận đáng lưu ý.

 

 

Kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên quy mô lớn đã cho thấy không có cải thiện nào về tỉ lệ tử vong trên quần thể bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

 

Hiện nay, tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực đang có chiều hướng giảm xuống.

 

Năm 2018, một thử nghiệm ngẫu nhiên quy mô lớn đã được thực hiện để tìm giải pháp những lo ngại về nguy cơ và lợi ích của việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPIs) trong dự phòng xuất huyết tiêu hóa. Khoảng 3300 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, có nguy cơ cao (thở máy > 24 giờ, shock, rối loạn đông máu hoặc sử dụng thuốc chống đông, sử dụng liệu pháp thay thế thận mạn tính hoặc bệnh gan mạn tính) đã được điều trị dự phòng bằng pantoprazole hoặc giả dược. Gần 60% bệnh nhân nuôi dưỡng qua đường ruột ngày thứ nhất khi vào ICU, trên 80% bệnh nhân vào ngày thứ 3. Tỉ lệ xuất huyết tiêu hóa ở nhóm bệnh nhân dùng PPIs là 4,2% và nhóm giả dược là 2,5% (n = 59). Không có sự khác biệt nào về tỉ lệ tử vong cũng như các tác dụng phụ giữa 2 nhóm trong thời gian theo dõi 90 ngày (như viêm phổi, nhiễm Clostridium difficile haythiếu máu cơ tim cục bộ; theo NEJM JW Gen Med ngày 15/12and N Engl J Med ngày 6/12; 379:2199).

 

Trước đó vào năm 2018, một phân tích gộp 57 thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về dự phòng loét đã được công bố. Kết quả, PPIs có hiệu quả trong phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa so với giả dược, thuốc chẹn thụ thể histamine H2 và sucralfate (nguy cơ tuyệt đối giảm 1,6%, n = 63). Tuy nhiên thì tỉ lệ viêm phổi ở nhóm PPIs cũng cao hơn các nhóm khác (nguy cơ tuyệt đối tăng 3,1%). Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa các nhóm (Intensive Care Med tháng 1; 44:1).

 

Vậy những dữ liệu trên giúp đưa ra kết luận gì?

 

- Thứ nhất, loét tiêu hóa do stress gây chảy máu không phổ biến ở khoa hồi sức tích cực, đặc biệt là với bệnh nhân nuôi dưỡng qua đường ruột và không cần điều trị dự phòng bằng thuốc.

 

- Thứ hai, bệnh nhân ICU không có yếu tố nguy cơ không nên điều trị dự phòng bằng thuốc.

 

- Thứ ba, với bệnh nhân ICU có nguy cơ cao, điều trị dự phòng bằng PPIs làm giảm nhẹ nguy cơ xuất huyết tiêu hóa nhưng không làm giảm tỉ lệ tử vong tại bệnh viện.

 

Nguồn:  https://www.jwatch.org/na48078/2018/12/27/nejm-journal-watch-general-medicine-year-review-2018

(Editor Daniel D. Dressler, MD, MSc, SFHM, FACP)

 

Người tổng hợp: Nguyễn Thị Thu Hà - Nguyễn Phương Thúy