CDC HOA KỲ: CÁC LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ COVID-19

Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện chưa phê duyệt thuốc nào dành riêng cho điều trị COVID-19. Hiện tại, các can thiệp lâm sàng bao gồm những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng và điều trị hỗ trợ (cung cấp oxy và thở máy khi được chỉ định). Một loạt các thuốc được phê duyệt cho các chỉ định khác cũng như một số thuốc mới đang được nghiên cứu trong hàng trăm thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên toàn cầu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về hai trong số các loại thuốc đã được phê duyệt (cloroquin và hydroxycloroquin) và một trong những thuốc vẫn đang được nghiên cứu (remdesivir) hiện được sử dụng để điều trị Covid-19 tại Hoa Kỳ.


Remdesivir


Remdesivir là thuốc kháng vi-rút sử dụng đường tĩnh mạch có hoạt phổ rộng, ức chế sự nhân lên của virus thông qua kết thúc sớm quá trình phiên mã ARN, có hiệu quả in-vitro trên SARS-CoV-2 và hoạt tính kháng các betacoronavirus liên quan trênin vitroin vivo [1-3].


Hiện tại có bốn trường hợp đưa remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân viêm phổi nhập viện do COVID-19 tại Hoa Kỳ, bao gồm:


• Một thử nghiệm mù đôi, đối chứng với giả dược được tiến hành bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health- NIH) trên bệnh nhân viêm phổi nhập viện do COVID-19 có tình trạng thiếu oxy. Đối tượng nghiên cứu bao gồm phụ nữ không mang thai từ 18 tuổi trở lên có độ bão hòa oxy ≤ 94% (thở khí phòng) hoặc cần cung cấp oxy hoặc thở máy (https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04280705). Tiêu chí loại trừ bao gồm ALT, AST > 5 lần giới hạn bình thường trên, bệnh thận mạn giai đoạn 4 hoặc cầm lọc máu (mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) <30).

 

• 2 thử nghiệm ngẫu nhiên nhãn mở, trong đó, sử dụng remdesivir trong 5 ngày so với chăm sóc y tế thông thường trong 10 ngày. Đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên nhiễm COVID-19, có bằng chứng X-quang về viêm phổi và độ bão hòa oxy ≤ 94 % khi thở khí phòng (viêm phổi nặng https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04292899)hoặc > 94% khi thở khí phòng (viêm phổi trung bình  https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT04292730). Tiêu chí loại trừ bao gồm ALT, AST > 5 lần giới hạn bình thường trên, tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng khác về điều trị thử nghiệm COVID-19, thở máy hoặc độ thanh thải creatinin <50 mL/phút.


• Cuối cùng, tại những nơi không tiến hành thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân mắc COVID-19 ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã được điều trị bằng remdesivir theo chương trình thuốc viện trợ và không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Nhà sản xuất thuốc hiện đang chuyển đổi việc cung cấp remdesivir từ dạng cứu trợ khẩn cấp sang các chương trình mở rộng. Chương trình này tại Hoa Kỳ đang được phát triển nhanh chóng. Thông tin chi tiết tại: https://rdvcu.gilead.com/


(Ảnh minh họa: Internet)


Hydroxycloroquin và Cloroquin


Hydroxycloroquin và cloroquin là các thuốc kê đơn đường uống để điều trị bệnh sốt rét và một số tình trạng viêm. Cloroquin được sử dụng để điều trị và dự phòng sốt rét, hydroxycloroquin được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống và rối loạn chuyển hóa porphyrin. Cả hai loại thuốc này đều có hoạt tính in vitro trên SARS-CoV, SARS-CoV-2 và các coronavirus khác, đặc biệt hydroxycloroquin có hiệu lực cao hơn trên SARS-CoV-2 [1,4,5]. Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy điều trị cho bệnh nhân COVID-19 bằng cloroquin đem lại lợi ích lâm sàng và virus học hơn so với nhóm chứng, từ đó cloroquin được cho là thuốc kháng vi-rút được khuyên dùng để điều trị COVID-19 tại Trung Quốc [6]. Dựa trên dữ liệu in vitro ít ỏi cũng như kinh nghiệm thực tế, cloroquin hoặc hydroxycloroquin hiện được khuyến cáo dùng để điều trị cho bệnh nhân nhập viện do COVID-19 ở một số quốc gia. Mối lo ngại lớn nhất khi sử dụng cả cloroquin và hydroxycloroquin đều là nguy cơ độc tính trên tim (hội chứng kéo dài khoảng QT) khi sử dụng kéo dài ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan, thận và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, hiện hai thuốc này được báo cáo dung nạp tốt trên bệnh nhân COVID-19.


Do hydroxycloroquin hoạt tính SARS-CoV-2 in vitro tốt hơn và phổ biến hơn so với cloroquin ở Hoa Kỳ, hydroxycloroquin được dùng để điều trị cho bệnh nhân nhập viện do COVID-19 ở nhiều quốc gia, kể cả ở Hoa Kỳ một cách không kiểm soát. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng hydroxycloroquin đơn độc hoặc kết hợp với azithromycin làm giảm khả năng phát hiện ARN SARS-CoV-2 trong bệnh phẩm đường hô hấp trên so với nhóm đối chứng không ngẫu nhiên. Tuy nhiên, lợi ích về mặt lâm sàng không được đánh giá trong nghiên cứu này [7]. Hydroxycloroquin và azithromycin đều có liên quan đến kéo dài khoảng QT. Vì vậy nên thận trọng khi dùng thuốc này trên bệnh nhân có bệnh lý mạn tính (ví dụ như suy thận, bệnh gan) hoặc sử dụng cùng các thuốc có thể tương tác gây rối loạn nhịp tim.


Hydroxycloroquin hiện đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng về dự phòng trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm với SARS-CoV-2 và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, trung bình và nặng. Tại Hoa Kỳ, một số thử nghiệm lâm sàng về hydroxycloroquin để điều trị dự phòng hoặc điều trị nhiễm SARS-CoV-2 đã được xây dựng đề cương và sẽ sớm tuyển chọn bệnh nhân. Thông tin thêm về các thử nghiệm có thể được tìm thấy tại: https://clinicaltrials.gov/


Hiện tại chưa có sẵn dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) để hướng dẫn về việc sử dụng, hiệu chỉnh liều hoặc xác định thời gian sử dụng hydroxycloroquin trong dự phòng hoặc điều trị nhiễm SARS-CoV-2. Mặc dù vẫn chưa rõ liều và thời gian sử dụng hydroxycloroquin tối ưu để điều trị COVID-19, một số bác sĩ lâm sàng ở Hoa Kỳ đã đưa ra những mức liều hydroxycloroquin khác nhau như: 400mg x 2 lần trong ngày đầu tiên, sau đó, ngày 1 lần trong 5 ngày tiếp theo; 400 mg x 2 lần ngày đầu tiên, sau đó, 200 mg x 2 lần trong 4 ngày tiếp theo; 600 mg x 2 lần trong ngày đầu tiên, sau đó 400mg x 1 lần vào ngày 2-5.


Các loại thuốc khác


Lopinavir-ritonavir không cho thấy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân viêm phổi do COVID-19 theo một thử nghiệm lâm sàng gần đây tại Trung Quốc [8]. Thử nghiệm này không đủ thuyết phục và lopinavir-ritonavir đang được nghiên cứu trong thử nghiệm khác của Tổ chức Y tế Thế giới. Một số loại thuốc khác đang được cân nhắc và đưa vào thử nghiệm lâm sàng về điều trị và dự phòng COVID-19 tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Thông tin về các thử nghiệm lâm sàng về COVID-19 tại Hoa Kỳ có tại: https://clinicaltrials.gov/


Tài liệu tham khảo

1. Wang M, Cao R, Zhang L, Yang X, Liu J, Xu M, Shi Z, Hu Z, Zhong W, Xiao G. Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro. Cell Res. 2020 Mar;30(3):269-271.

2. Sheahan TP, Sims AC, Leist SR, Schäfer A, Won J, Brown AJ, Montgomery SA, Hogg A, Babusis D, Clarke MO, Spahn JE, Bauer L, Sellers S, Porter D, Feng JY, Cihlar T, Jordan R, Denison MR, Baric RS. Comparative therapeutic efficacy of remdesivir and combination lopinavir, ritonavir, and interferon beta against MERS-CoV. Nat Commun. 2020 Jan 10;11(1):222.

3. Sheahan TP, Sims AC, Graham RL, Menachery VD, Gralinski LE, Case JB, Leist SR, Pyrc K, Feng JY, Trantcheva I, Bannister R, Park Y, Babusis D, Clarke MO, Mackman RL, Spahn JE, Palmiotti CA, Siegel D, Ray AS, Cihlar T, Jordan R, Denison MR, Baric RS. Broad-spectrum antiviral GS-5734 inhibits both epidemic and zoonotic coronaviruses. Sci Transl Med. 2017 Jun 28;9(396)

4. Colson P, Rolain JM, Lagier JC, Brouqui P, Raoult D. Chloroquine and hydroxychloroquine as available weapons to fight COVID-19. Int J Antimicrob Agents. 2020 Mar 4:105932. doi: 10.1016/j.ijantimicag.2020.105932. [Epub ahead of print

5. Yao X, Ye F, Zhang M, Cui C, Huang B, Niu P, Liu X, Zhao L, Dong E, Song C, Zhan S, Lu R, Li H, Tan W, Liu D. In Vitro Antiviral Activity and Projection of Optimized Dosing Design of Hydroxychloroquine for the Treatment of Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2). Clin Infect Dis. 2020 Mar 9. pii: ciaa237. doi: 10.1093/cid/ciaa237. [Epub ahead of print

6. Gao J, Tian Z, Yang X. Breakthrough: Chloroquine phosphate has shown apparent efficacy in treatment of COVID-19 associated pneumonia in clinical studies. Biosci Trends. 2020 Mar 16;14(1):72-7

7. Gautret P, Lagier J, Parola P, Hoang V, Meddeb L, Mailhe M, et al. Hydroxychloroquine and azithromycin as a treatment of COVID-19: results of an open-label non-randomized clinical trial. International Journal of Antimicrobial Agents. In Press

8. Cao B, Wang Y, Wen D, Liu W, Wang J, Fan G, Ruan L, Song B, Cai Y, Wei M, Li X, Xia J, Chen N, Xiang J, Yu T, Bai T, Xie X, Zhang L, Li C, Yuan Y, Chen H, Li H, Huang H, Tu S, Gong F, Liu Y, Wei Y, Dong C, Zhou F, Gu X, Xu J, Liu Z, Zhang Y, Li H, Shang L, Wang K, Li K, Zhou X, Dong X, Qu Z, Lu S, Hu X, Ruan S, Luo S, Wu J, Peng L, Cheng F, Pan L, Zou J, Jia C, Wang J, Liu X, Wang S, Wu X, Ge Q, He J, Zhan H, Qiu F, Guo L, Huang C, Jaki T, Hayden FG, Horby PW, Zhang D, Wang C. A Trial of Lopinavir-Ritonavir in Adults Hospitalized with Severe Covid-19. N Engl J Med. 2020 Mar 18. doi: 10.1056/NEJMoa2001282. [Epub ahead of print]

 

Nguồn: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/therapeutic-options.html (cập nhật ngày 21/3/2020)


Người tổng hợp: Đỗ Khánh Linh, Nguyễn Mai Hoa

Các tin liên quan