Thực hiện theo Quyết định số 4514/QĐ-BYT ngày 30/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2012-2013 của Dự án “Hỗ trợ hệ thống y tế” do Quỹ Toàn Cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ, Ban Quản lý Hợp phần 2.1 – Trường Đại học Dược Hà Nội đã tiến hành triển khai hoạt động B5.5 - Đào tạo về Cảnh giác Dược và An toàn thuốc quy mô quốc gia – Đào tạo cấp độ 1.
Lớp tập huấn 1 (Hà Nội)
Trong năm 2012, Ban Quản lý Hợp phần 2.1 – Trường Đại học Dược Hà Nội, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiến hành triển khai 3 lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng cảnh giác dược cho các cán bộ y tế, cụ thể như sau:
Lớp 1: Diễn ra từ ngày 22 đến ngày 26/10/2012 tại Hà Nội bao gồm 34 học viên, giảng viên là PGS. Annie Fourrier-Réglat (Giảng viên Bộ môn Dược lý – Đại học Bordeaux, Pháp) và ThS. Ghada Miremont-Salamé(Phó Giám đốc Trung tâm Cảnh giác Dược Bordeaux; Giảng viên Bộ môn Dược lý - Đại học Bordeaux,Pháp).
Lớp 2: Diễn ra từ ngày 19 đến ngày 23/11/2012 tại TP. HCM bao gồm 35 học viên, giảng viên là GS. Nicholas Moore (Giảng viên Bộ môn Dược lý – Đại học Bordeaux, Pháp) và TS. Carmen Kreft-Jais (Giảng viên Đại học Paris-Descartes, Pháp).
Lớp 3: Diễn ra từ ngày 10 đến ngày 14/12/2012 tại Hà Nội bao gồm 34 học viên, giảng viên là TS. Driss Berdai (Giảng viên Đại học Bordeaux, Pháp) và TS. Hélène Theophile (Giảng viên Đại học Bordeaux, Pháp).
Các khóa tập huấn được tổ chức nhằm mục tiêu giúp học viên hiểu được nguyên tắc, các quy trình và phạm vi hoạt động của Cảnh giác Dược; hiểu được vai trò của các đối tác trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thuốc và áp dụng vào thực hành,:
Lớp tập huấn 2 (TP. HCM)
Nội dung của các khóa tập huấn bao gồm:
Ngày 1:
- Giới thiệu về Cảnh giác Dược
- Quy trình Cảnh giác Dược: từ báo cáo tự nguyện đến quyết định của cơ quan quản lý
Ngày 2:
- Đảm bảo chất lượng trong Cảnh giác Dược
- Cơ sở dữ liệu sử dụng trong Cảnh giác Dược
- Cảnh Giác Dược – góc độ thực hành
- Phát hiện tín hiệu và xác định mối liên quan với việc sử dụng thuốc
- Các quy trình chuyên biệt trong thực hành Cảnh giác Dược
Ngày 3:
- Quy trình đưa ra quyết định trong Cảnh giác Dược
- Cảnh giác Dược trong các Chương trình Y tế Quốc gia
- Truyền tải thông tin và quản lý nguy cơ trong Cảnh giác Dược
Ngày 4:
- Thực hành Cảnh giác Dược trong các nhóm đối tượng đặc biệt – các hoạt động Cảnh giác Dược khác
- Phương pháp giảng dạy về Cảnh giác Dược cho cán bộ y tế (ToT)
- Thảo luận case lâm sàng
Ngày 5:
- Phương pháp giảng dạy về Cảnh giác Dược cho cán bộ y tế (ToT)
Lớp tập huấn 3 (Hà Nội)