Một Châu Á đầy triển vọng thể hiện qua hội thảo ISOP 2013

Hội thảo ISOP Châu Á 2013 được tổ chức tại Singapore vào giữa tháng 3 vừa qua được đánh giá là một hội thảo thành công và có tính thực tiễn cao.

 

Hội thảo ISOP Châu Á 2013 được tổ chức tại Singapore vào giữa tháng 3 vừa qua được đánh giá là một hội thảo thành công và có tính thực tiễn cao. Tham dự hội thảo có 77 đại diện tham dự từ 22 nước, trong đó chiếm phần lớn là đại diện của các công ty dược phẩm (khu vực cũng như đa quốc gia). Các trung tâm quốc gia có bài trình bày là Thái Lan, Singapore, Philipines, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Cộng hòa Triều Tiên, Ấn Độ, Campuchia và Đài Loan.

Nguồn: Uppsala Reports, April 2013.

Các bài trình bày tại hội thảo tập trung vào hai vấn đề chính:

Tính thống nhất và chất lượng của các hoạt động cảnh giác dược của mỗi quốc gia

Trong ba ngày diễn ra hội thảo, các bài báo cáo chủ yếu tập trung vào việc thống nhất về các yếu tố cần thiết đối với một hệ thống cảnh giác dược quốc gia, đồng thời trao đổi một số vấn đề như vai trò của bệnh nhân tham gia vào hệ thống cảnh giác dược, các quyết định gần đây của Liên minh châu Âu (EU) và tầm ảnh hưởng của chúng tại các nước châu Á, vấn đề giảm thiểu nguy cơ, các phương pháp, cách tiến hành và đánh giá kết quả. Tại đây, các báo cáo viên cũng có cơ hội trình bày hoạt động của hệ thống cảnh giác dược hiện tại của quốc gia mình và những kế hoạch phát triển trong tương lai.

Tính liên kết của hoạt động cảnh giác dược trong khu vực và trên thế giới

Hầu hết đại diện trung tâm cảnh giác dược của các quốc gia đều bày tỏ mong muốn áp dụng ICH-E2B, tuy nhiên, ICH-E2B hiện chưa được áp dụng tại một số quốc gia do vấp phải khó khăn về mặt chính sách. Tại hội thảo, UMC cũng có bài trình bày về tầm quan trọng liên kết dữ liệu cảnh giác dược giữa các quốc gia và giới thiệu về bộ công cụ tra cứu/phân tích dữ liệu rất hữu ích VigiLyze nhưng trên thực tế, việc áp dụng bộ công cụ này tại mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện và tình hình của quốc gia đó.