Ngày 14/9/2017, Báo sức khỏe đời sống đưa tin Bộ Y tế hiện đang dự thảo Thông tư Hướng dẫn phòng và xử trí phản vệ áp dụng cho tất cả tổ chức cá nhân hành nghề khám chữa bệnh. Đối với người có tiền sử phản vệ, có sẵn thuốc adrenalin thì người bệnh hoặc người xung quanh được phép sử dụng thuốc để cấp cứu khi không có mặt nhân viên y tế.
(Ảnh: nguồn internet)
Dự thảo này đưa ra khái niệm về phản vệ, dị nguyên, chuyên khoa dị ứng; nguyên tắc dự phòng phản vệ; yêu cầu về khai thác tiền sử dị ứng và chuẩn bị cấp cứu phản vệ. Bản dự thảo gồm các nội dung chính như sau:
- Bản hướng dẫn tóm tắt chẩn đoán và xử trí phản vệ.
- Phụ lục 1: Chẩn đoán phản vệ.
- Phụ lục 2: Chẩn đoán mức độ phản vệ.
- Phụ lục 3: Xử trí cấp cứu phản vệ ban đầu.
- Phụ lục 4: Xử trí tiếp theo và theo dõi.
- Phụ lục 5: Cấp cứu ngừng tuần hoàn do phản vệ.
- Phụ lục 6: Xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt.
- Phụ lục 7: Nội dung hộp cấp cứu phản vệ.
- Phụ lục 8: Khai thác tiền sử dị ứng.
- Phụ lục 9: Mẫu thẻ theo dõi dị ứng.
- Phụ lục 10: Chỉ định làm test da.
- Phụ lục 11: Quy trình kỹ thuật test da.
Chi tiết dự thảo Hướng dẫn phòng và xử trí phản vệ xin xem tại đây.
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/se-