Cập nhật thông tin liên quan đến tính an toàn của thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm DPP-4, thuốc chứa Methotrexate, thuốc NSAID không phải Aspirin

Ngày 14/12/2015, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế có công văn số 22982/QLD-TT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế yêu cầu thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn các thông tin liên quan đến tính an toàn, hiệu quả và kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc đối với: thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm ức chế Dipeptidyl peptidase -4 (DPP-4)( bao gồm: Sitagliptin, Saxagliptin, Linagliptin và Alogliptin; thuốc chứa Methotrexate; thuốc kháng viêm không có cấu trúc Steroid (NSAID) và không phải là Aspirin.

 

Ảnh minh họa: nguồn internet

 

Theo Cục Quản lý Dược, ngày 03/11/2015, Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc - Bộ Y tế đã họp xét duyệt đợt 152 – đối với thuốc trong nước và đợt 92- đối với thuốc nước ngoài; Hội đồng đã thảo luận các thông tin liên quan đến tính an toàn và hiệu quả của: thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm ức chế Dipeptidyl peptidase -4 (DPP-4)( bao gồm: Sitagliptin, Saxagliptin, Linagliptin và Alogliptin); thuốc chứa Methotrexate; thuốc kháng viêm không có cấu trúc Steroid (NSAID) và không phải là Aspirin.

 

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế.


1. Thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn các thông tin liên quan đến tính an toàn, hiệu quả và kết luận của Hội đồng tư vấn cấp số đăng ký lưu hành thuốc đối với: thuốc thuốc điều trị đái tháo đường type 2 nhóm ức chế Dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4)(bao gồm: Sitagliptin, Saxagliptin, Linagliptin và Alogliptin); thuốc chứa Methotrexate; thuốc kháng viêm không có cấu trúc Steroid (NSAID) và không phải là Aspirin.


2. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của các thuốc nêu trên (nếu có). Gửi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) về: Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (13-15 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoặc Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc TP. Hồ Chí Minh (201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh).

 

Chi tiết nội dung công văn số 22982/QLD-TT và phụ lục xin xem tại đây.

 

Tin: Nguyễn Thị Nga