Bản tin "Uppsala reports số 64" đăng tải bài viết về hoạt động của Trung tâm DI & ADR Quốc gia

Nhân chuyến thăm và làm việc của bà Helena Wilmar - chuyên gia UMC, tới một số nước ở Châu Á, Bản tin Uppsala reports số 64 đã có bài viết giới thiệu về hoạt động của Trung tâm DI và ADR Quốc gia.

 

Bài viết đã khái quát quá trình hình thành hệ thống Cảnh giác dược tại Việt Nam và các hoạt động chính của Trung tâm DI và ADR Quốc gia với mục đích đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả ở Việt Nam:


·         Thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu.

·         Phản hồi các báo cáo về ADR, sử dụng thuốc không hợp lý và những thuốc kém chất lượng.

·         Cung cấp thông tin cho cán bộ y tế và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

·        Tổ chức các khóa tập huấn về cảnh giác dược

·        Tham gia các dự án có liên quan đến Cảnh giác dược, an toàn trong sử dụng thuốc.

·        Hướng dẫn/tư vấn cho cán bộ y tế và một số cơ sở khám chữa bệnh trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến Cảnh giác dược.

·       Tham gia hợp tác quốc tế với các tổ chức  như WHO, UMC, MSH, IsoP và các Trung tâm Cảnh giác Dược của các Quốc gia khác trên thế giới.


Ngoài ra, hiện nay Trung tâm đang phối hợp chặt với các chương trình y tế công cộng: các thuốc ARV, thuốc điều trị lao, sốt rét cũng như hoạt động điều trị theo dõi có chủ đích của các thuốc ARV.


Trong thời gian qua, Trung tâm DI và ADR Quốc gia đã đạt được một số kết quả khả quan trong hoạt động Cảnh giác dược phù hợp với yêu cầu của Quốc gia.


Với mục đích hòa nhập và chia sẻ được thông tin với các nước trên thế giới, chuyến thăm và làm việc của chuyên gia UMC tới Việt Nam đã thúc đẩy thêm việc chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu về ADR của Việt Nam để tiến tới hòa nhập vào cơ sở dữ liệu chung Vigibase.


           Chi tiết nội dung bài viết xin xem tại đây