Đánh giá năng lực quốc gia về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược

 CUỘC KHẢO SÁT

“ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUỐC GIA VỀ

THÔNG TIN THUỐC VÀ CẢNH GIÁC DƯỢC”

 

  • Đơn vị tiến hành: Trung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, Trường Đại học Dược, Hà Nội
  • Thời gian: từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2009
  • Nguồn tài trợ: Tổ chức Y tế thế giới WHO

            Tháng 3 năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 991/QD-BYT thành lậpTrung tâm quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi các phản ứng có hại của thuốc (Trung tâm DI&ADR quốc gia) đặt tại trường Đại học Dược Hà Nội với chức năng giúp Bộ Y Tế xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc, bao gồm cả thông tin về Cảnh giác dược, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược.

            Với trách nhiệm quan trọng như vậy, ngay từ thời điểm hiện tại, Trung tâm DI&ADR đã triển khai các hoạt động hướng tới 5 mục tiêu trước mắt là: 1) xây dựng khung pháp lý và các văn bản hướng dẫn cho các hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược ; 2) bắt đầu từng bước xây dựng hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược quốc gia; 3) tăng cường nhận thức và hiểu biết của cán bộ y tế, công ty dược phẩm và của cộng đồng nói chung về thông tin thuốc và cảnh giác dược; 4) đảm bảo những điều kiện cần thiết để có thể vận hành hoạt động của trung tâm thông tin thuốc và cảnh giác dược; 5) đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin thuốc và cảnh giác dược (TTT và CGD).

            Trên tinh thần công văn số 7221/BYT-TCCB ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về việc khảo sát vị trí đặt Trung tâm DI & ADR khu vực để chuẩn bị xây dựng mô hình hệ thống DI & ADR thống nhất từ trung ương đến địa phương, việc đánh giá thực trạng và năng lực TTT và CGD quốc gia là rất quan trọng để có thể có kế hoạch phát triển phù hợp, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức nhất.   

      Chính trong bối cảnh đó, Trung tâm DI&ADR quốc gia đã tiến hành cuộc khảo sát “Đánh giá năng lực quốc gia về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược”với mục tiêu:

  1. Khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất, nhân lực của các cơ sở điều trị và đào tạo  liên quan tới hoạt động Thông tin thuốc và Cảnh giác dược.
  2. Khảo sát thực trạng và nhu cầu Thông tin thuốc, Cảnh giác dược của cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị và đào tạo.

Qua đó đề xuất một số giải pháp cụ thể giúp Bộ Y Tế củng cố  và tăng cường hiệu quả trong thực hành, giảng dạy, đào tạo về Thông tin thuốc, Cảnh giác dược tại Việt Nam đồng thời xác định nhu cầu cần thiết thành lập các trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược.

 Đối tượng tham gia và địa điểm tiến hành khảo sát

            - Đối tượng tham gia: Là các cán bộ y tế công tác tại các cơ sở điều trị và các cán bộ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo y dược có liên quan đến hoạt động thông tin thuốc và cảnh giác dược, cụ thể như sau:

            - Số lượng: 174 người tham gia (64 bác sĩ, 48 dược sĩ bệnh viện, 43 y tá, điều dưỡng, 19 giảng viên) với tỉ lệ nam 39.6%,  nữ 60.4 %; có tuổi trung bình là  39 (dao động từ 21 đến 59).

     - Địa điểm tiến hành: Với quy mô mang tính quốc gia của cuộc khảo sát, điều tra thực tế đã được tiến hành ở 14 bệnh viện lớn (9 đa khoa, 5 chuyên khoa) và 6 trường đại học tại 6 tỉnh, thành phố trong cả nước - trải dài từ Bắc tới Nam, cụ thể như sau:

 

STT

Thành phổ

Các cơ sở điều trị

Các cơ sở đào tạo

1

Hà Nội

- BV Bạch Mai

- BV Tim Hà Nội

- BV Thanh Nhàn

- BV Phụ sản trung ương

- Trường Đại học Y Hà Nội

- Trường Đại học Dược Hà Nội

2

Thái Nguyên

- BV Đa khoa Thái Nguyên

- BV Gang thép Thái Nguyên

- Đại học Y Thái Nguyên

3

Huế

- BV Đa khoa Trung ương Huế

- BV TP Huế

- Đại học Y dược Huế

4

Đà Nẵng

- BV C Đà Nẵng

- BV TP Đà Nẵng

- Trường Cao đẳng y tế TW 2 Đà Nẵng

5

Cần Thơ

- BV Đa khoa TW Cần Thơ

- BV TP Cần thơ

- Trường Đại học Y dược Cần Thơ

6

TP Hồ Chí Minh

- BV Nhân dân 115

- BV phụ sản Hùng Vương

- Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

 

Phương pháp tiến hành

- Tiến hành biên soạn mẫu phiếu điều tra thông tin tại cơ sở với mục tiêu khai thác thông tin một cách chính xác và tin cậy nhất. Với mỗi đối tượng khác nhau thì có những mẫu phiếu điều tra khác nhau phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp và phù hợp với phân ngành nhỏ trong lĩnh vực TTT và CGD mà đối tượng tham gia, cụ thể gồm có:

 

STT

Các cơ sở điều trị

Các cơ sở đào tạo

Hình thức tiến hành

1

- Phiếu điều tra thực trạng cơ sở vật chất và nhân lực của bệnh viện

- Phiếu điều tra thực trạng cơ sở vật chất và nhân lực của trường

Điền trực tiếp

2

- Phiếu thu thập thông tin dành cho lãnh đạo bệnh viện

- Phiếu thu thập thông tin dành cho lãnh đạo các trường đào tạo

Phỏng vấn sâu

3

- Phiếu thu thập thông tin dành cho lãnh đạo khoa

- Phiếu thu thập thông tin dành cho lãnh đạo bộ môn

Phỏng vấn sâu

4

- Phiếu thu thập thông tin dành cho bác sĩ

- Phiếu thu thập thông tin dành cho cán bộ giảng dạy TTT và CGD

Điền trực tiếp

5

- Phiếu thu thập thông tin dành cho y tá

 

Điền trực tiếp

6.

- Phiếu lấy ý kiến góp ý về mẫu ADR mới thiết kế

 

 

 

 

-  Hình thức tiến hành: Trực tiếp đến các cơ sở, thu thập dữ liệu về điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực; đưa và trực tiếp thu nhận phiếu điều tra; đối với lãnh đạo các cơ sở thực hiện phỏng vấn sâu; ngoài ra cũng thực hiện PV sâu với một số dược sĩ khoa dược làm công tác TTT.

 

-  Nội dung tiến hành:

+  Khảo sát thực trạng hoạt động TTT và CGD ở các cơ sở

  • Đánh giá năng lực chuyên môn về hiểu biết, đào tạo và thực hành TTT và CGD của các cán bộ y tế.
  • Đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị (máy vi tính, máy in, đường truyền Internet, đường dâu điện thoại…) phục vụ công tác TTT và CGD.
  • Khảo sát các cơ sở dữ liệu TTT hiện có tại cơ sở (danh sách các nguồn cơ sở dữ liệu online và tra cứu trên máy tính, sách tham khảo, bản tin, tạp chí định kỳ
  • Tần suất và hiệu quả của những hoạt động TTT tại các cơ sở.
  • Mô hình và nội dung của các hoạt động TTT tại các cơ sở
  • Phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin thuốc hiện có tại các cơ sở 
  • Những hoạt động liên quan đến các phản ứng có hại của thuốc (ADR): số lượng báo cáo ADR, xác định và phân tích ADR, phản hồi báo cáo ADR hàng năm.
  • Hệ thống báo cáo ADR trong các bệnh viện và cách thức lưu trữ/thu thập cũng như giám sát ADR. 

+ Khảo sát sơ bộ phương án thành lập trung tâm khu vực

 

-  Xử lý số liệu

+ Định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 (Statistical Package for Social Sciences)

+ Định tính: phân tích phỏng vấn sâu