Hội thảo Tổng kết hoạt động Cảnh giác dược trong các chương trình y tế Quốc gia - Năm 2012

Thực hiện Quyết định số 4514/QĐ-BYT ngày  30/11/2011 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2012-2013 của Dự Án “Hỗ trợ hệ thống y tế” do Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét cho Dự án tài trợ, Ban quản lý hợp phần 2.1”Tăng cường các hoạt động cảnh giác Dược“ của Dự Án “Hỗ trợ hệ thống y tế” đã tiến hành triển khai hoạt động B7.4 – Hội thảo tổng kết hoạt động cảnh giác Dược trong các trương trình y tế quốc gia năm 2012.

 

 

Hội thảo diễn ra vào ngày 16 tháng 11 năm 2012 tại Hà Nội với sự chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, Giám đốc Trung tâm DI & ADR QG - Trưởng Ban quản lý Dự án Quỹ toàn cầu - Hợp phần 2.1 “Tăng cường hệ thống Cảnh giác Dược”, cùng với sự tham gia của đoàn chủ tọa:

TS. Bùi Quang Phúc - Trưởng khoa Nghiên cứu- điều trị–Viện Sốt rét- ký sinh trùng-côn trùng Trung Ương

TS. Lê Thị Hường - Phó Trưởng phòng điều trị và chăm sóc – Cục phòng chống HIV/AIDS

Cử nhân Lê Hồng Hinh - Đại diện Lãnh đạo Chương trình chống lao Quốc Gia

Cùng toàn thể các đại diện tới từ

·        Cục phòng chống HIV/AIDS, Chương trình chống lao Quốc gia, Chương trình phòng chống Sốt rét Quốc gia.

·        Các cơ sở điều trị trong chương trình: Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Giang, BV Lao và Bệnh phổi Lạng Sơn, BV lao và bệnh phổi Thái Nguyên, Trung tâm PCSR Bình Phước, TT PCSR Điện Biên, TT PCSR Gia Lai, TT PCSR Khánh Hòa, TT PCSR tỉnh Ninh Thuận, TT PCSR Quảng Nam, Viện LS các bệnh nhiệt đới HN, TT PC HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, BV Phạm Ngọc Thạch TP HCM, BV Nhiệt đới TP HCM, TT YTDP quận Bình Thạnh TP HCM, Ủy ban PC HIV/AIDS TP HCM, BV 09- Hà Nội, BV Đa khoa Đống Đa, BV ĐK Vĩnh Long.

·        Trung tâm DI & ADR Quốc gia, TT DI & ADR phía Nam.

·        Ban Quản lý Hợp phần 2.1 – Trường Đại học Dược Hà Nội.

 

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã có những bài trình bày liên quan tới hoạt động Cảnh Giác Dược như:

 

1.      PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa giới thiệu khái quát về hợp phần 2.1– Tăng cường hoạt động Cảnh giác Dược.

2.      TS. Nguyễn Hoàng Anh trình bày các hoạt động CGD đã triển khai trong các chương trình y tế năm 2012 trong khuôn khổ dự án.

3.      TS. Lê Thị Hường, Phó Trưởng phòng điều trị và chăm sóc – Cục phòng chống HIV/AIDStrình bày về Cảnh giác Dược trong Chương trình phòng, chống HIV/AIDS

4.      TS. BS. Nguyễn Thị Thúy Vân, đại diện Tổ chức Y tế thế giới giới thiệu về Phương pháp báo cáo tự nguyện có chủ đích.

5.      ThS. Nguyễn Thị Thủy, BV Phổi TW trình bày về hoạt động Cảnh giác dược trong chương trình chống lao QG.

6.      TS. Nguyễn Thị Minh Thu, đại diện chương trình phòng chống sốt rét QG, trình bày về hoạt động CGD trong chương trình phòng chống sốt rét.

7.      DS. Trần Ngân Hà báo cáo về kết quả bước đầu về theo dõi chủ động thuốc ARV

8.      TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, trình bày về Kế hoạch triển khai hoạt động CGD trong các chương trình y tế QG năm 2013.

 

Tiếp đó, các đại biểu tiến hành thảo luận:

 

Chủ tọa Nguyễn Đăng Hòa tóm tắt nội dung bài tham luận và mời phát biểu.

·         TS Trần Công Đại – Đại diện chương trình phòng chống sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng rất khó khăn để làm mẫu báo cáo chuyên biệt cho 3 chương trình (B5.11) vì hiện nay rất nhiều mẫu báo cáo; đề nghị nên lồng ghép 3-4 mục vào biểu mẫu thường quy về báo cáo ADR

·        TS. Lê Thị Hường, Phó Trưởng phòng điều trị và chăm sóc – Cục phòng chống HIV/AIDS: theo Thông tư 23/TT-BYT đã ban hành thì đã có yêu cầu tất cả các cơ sở y tế phải triển khai hoạt động theo dõi ADR. Theo đó, CBYT phải báo cáo ADR trong quá trình điều trị. Do vậy vấn đề báo cáo này không phải là không thực hiện được

·        TS. Nguyễn Hoàng Anh: chỉ cải biên mẫu báo cáo ADR hiện tại cho đơn giản hơn, phù hợp hơn với các chương trình.

·         TS Lê Thị Hường mong muốn:

-         Các khuyến cáo, các kết quả đánh giá chuyên môn cần chính xác, cập nhật để phản hồi, chia sẻ với các cơ sở điểu trị.

-         Cần có tài liệu, cẩm nang để nếu không tập huấn được thì có thể cung cấp cho các cơ sở để biết khi nào thì báo cáo ADR và báo cáo như thế nào.

-         Đào tạo là nội dung quan trọng nhất dẫn tới việc tăng cường nhận thức và thúc đẩy cán bộ y tế báo cáo ADR

-         Tăng cường tuyên truyền về Cảnh giác dược và an toàn thuốc

·        Chủ tọa Nguyễn Đăng Hòa tóm tắt bài nội dung vừa trình bày và mời thảo luận

·        ThS. Nguyễn Đại Phong, Đại diện BV Nhiệt đới TW: Hệ thống HIV là hệ thống phát triển theo ngành dọc và trong hệ thống báo cáo về đtrị ARV, chủ yểu vẫn là các điều dưỡng bác sĩ

·        DS. Nguyễn Đức Cảnh, Đại diện TTYTD Hải Dương: Tại ban Dược ở cơ sở phát  hiện được rất nhiều phản ứng có hại của thuốc, nhưng khoa Dược không được giao nhiệm vụ trong các chương trình phối hợp. Do vậy khoa Dược cho rằng họ nếu báo cáo có thể gây ra chồng chéo với phòng khám OPC.

·        PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa: Về luật thì việc báo cáo ADR là trách nhiệm của tất cả các cán bộ y tế (luật Dược, các thông tư).

·        TS. Nguyễn Hoàng Anh giải thích: Việc hỗ trợ trước đây cho phòng khám OPC nằm trong khuôn khổ 1 nghiên cứu. Việc báo cáo tự nguyện do là yêu cầu của Bộ Y tế: báo cáo về 1 đầu mối cho TT ADR, TT có đủ thông tin để tổng kết và phản hồi cho các CSĐT, các chương trình liên quan.

·         PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa ủng hộ phương pháp theo dõi báo cáo tự nguyện có chủ đích, hy vọng có thể thực hiện trong năm 2013.

·        Nguyễn Quốc Bình, TT ADR phía Nam: Tại BV Chợ Rẫy, có bệnh nhân điều trị viêm gan sử dụng phối hợp thuốc ART dẫn tới thiếu máu, giảm bạch cầu, hồng cầu. Hy vọng việc áp dụng phương pháp theo dõi báo cáo tự nguyện có chủ đích có thể làm sáng tỏ vấn đề này.

·        PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa: TTQG và TTKV có thể phối hợp triển khai phương pháp TSR, gợi ý TTQG phụ trách Điện Biên, TTKV phụ trách Cần Thơ.

·         Chủ tọa Lê Hồng Hinh (Chương trình Phòng chống Lao): nên tích hợp báo cáo này vào 2 phần mềm đang áp dụng trong chương trình chống lao. Chương trình cũng đang sử dụng mẫu báo cáo TDKMM cho các thuốc lao hàng 2, nhưng các báo cáo này hiện vẫn chưa được xử lý.

Nên có đầu tư thích hợp: đào tạo, tuyên trình, máy tính nối mạng, làm sao để lồng ghép hoạt động CGD vào hệ thống sẵn có.

·        PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa đề xuất lượng báo cáo chưa xử lý trong nghiên cứu về đa kháng thuốc, nếu có thể, chuyển cho TTQG để cập nhật và xử lý; lưu ý các báo cáo chất lượng thuốc đối với các thuốc phối hợp nhiều thành phần trong chương trình lao, cũng có thể gửi báo cáo trực tiếp cho TTQG.

·         TS. Bùi Quang Phúc, đại diện chương trình phòng chống sốt rét quốc gia, chủ tọa hội thảo:

 

So với chương trình phòng chống HIV/AIDS và chương trình chống lao, chương trình phòng chống sốt rét ít có tình trạng đa kháng thuốc.

Cần 1 buổi làm việc chuyên môn riêng với TTQG và dự án để thống nhất cách triển khai các hoạt động tiếp theo.

 

·           PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa nhấn mạnh lần nữa về việc báo cáo chất lượng thuốc bên cạnh việc báo cáo ADR, nhất là đối với các thuốc điều trị sốt rét dạng phối hợp cố định liều.

 

·           TS. Đại (WHO) đóng góp ý kiến cần phải Việt hóa và thống nhất thuật ngữ ADR vì hiện nay có rất nhiều thuật ngữ khác có ý nghĩa tương tự gây bối rối cho cán bộ y tế như tác dụng phụ, tác dụng có hại, phản ứng phụ, phản ứng có hại, tác dụng bất lợi, phản ứng bất lợi …

 

·           PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa đề xuất sử dụng thuật ngữ chuẩn là “TDKMM liên quan đến thuốc” trong các tài liệu truyền thông tới cộng đồng và trong các tài liệu đào tạo, tập huấn.

 

Để bế mạc phiên hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa cảm ơn các báo cáo viên từ các chương trình và phần thảo luận sôi nổi trong hội thảo. Với kế hoạch triển khai hoạt động CGD trong các chương trình y tế QG năm 2013, PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa đề nghị:

·                 Lập kế hoạch chi tiết với Chương trình Phòng chống sốt rét QG để thúc đẩy các hoạt động sắp tới.

·                 Đối với Chương trình chống lao QG, một chương trình đã triển khai hoạt động CGD tương đối tốt, TTQG và Ban quản lý hợp phần 2.1 sẽ cố gắng tiếp tục và đẩy mạnh các hoạt động đang triển khai, phối hợp tiến hành hoạt động theo dõi tích cực trong năm 2013.

·                 Đối với chương trình QG phòng chống HIV/AIDS: triển khai chậm hơn các chương trình khác nhưng có rất nhiều tiềm năng và cơ hội phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian sắp tới.

PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo ADR, bên cạnh đảm bảo mục tiêu dự án còn là để có thông tin đầy đủ, chính xác nhằm đưa ra khuyến cáo kịp thời trong điều trị cho người dân Việt Nam.