Hội thảo Tổng kết hoạt động Cảnh giác dược năm 2012

Thực hiện Quyết định số 4514/QĐ-BYT ngày  30/11/2011 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm 2012-2013 của Dự Án “Hỗ trợ hệ thống y tế” do Quỹ Toàn cầu Phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét cho Dự án tài trợ, Ban quản lý hợp phần 2.1”Tăng cường các hoạt động cảnh giác Dược“ của Dự Án “Hỗ trợ hệ thống y tế” đã tiến hành triển khai hoạt động B8.1 – Hội thảo tổng kết hoạt động cảnh giác Dược năm 2012.

 

 

 

Hội thảo diễn ra vào ngày 19 tháng 12 năm 2012 tại Hà Nội với sự chủ trì của PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Dược Hà Nội, Giám đốc Trung tâm DI & ADR QG - Trưởng Ban quản lý Dự án Quỹ toàn cầu - Hợp phần 2.1 “Tăng cường hệ thống Cảnh giác Dược”, cùng với sự tham gia của:

· Đại diện Chương trình phòng chống lao – Tổ chức Y tế thế giới, đại diện Tổ chức Quản lý khoa học sức khỏe Hoa Kỳ (MSH)

· Đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Quản lý Dược, Cục phòng chống HIV/AIDS, Chương trình chống lao Quốc gia, Chương trình phòng chống Sốt rét Quốc gia.

· Đại diện Ban Quản lý Trung ương Dự án Quỹ toàn cầu “Hỗ trợ hệ thống y tế”

· Đại diện từ các bệnh viện trọng điểm và các cơ sở trong các chương trình y tế quốc gia: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Bắc Giang, BV Lao và Bệnh phổi Lạng Sơn, BV lao và bệnh phổi Thái Nguyên, Trung tâm PCSR Bình Phước, TT PCSR Điện Biên, TT PCSR Gia Lai, TT PCSR Khánh Hòa, TT PCSR tỉnh Ninh Thuận, TT PCSR Quảng Nam, Viện LS các bệnh nhiệt đới HN, TT PC HIV/AIDS tỉnh Hải Dương, BV Phạm Ngọc Thạch TP HCM, BV Nhiệt đới TP HCM, TT YTDP quận Bình Thạnh TP HCM, Ủy ban PC HIV/AIDS TP HCM, BV 09- Hà Nội, BV Đa khoa Đống Đa, BV ĐK Vĩnh Long …

· TT DI & ADR Quốc gia, TT DI & ADR phía Nam.

· Ban Quản lý Hợp phần 2.1, Trường Đại học Dược Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội

Tại buổi hội thảo các đại biểu đã tham gia trình bày các vấn đề liên quan tới hoạt động cảnh giác Dược tại Việt Nam như sau:

1. ThS. Hoàng Thanh Mai, đại diện Cục Quản lý Dược trình bày về Vai trò của Cục Quản lý dược trong công tác đảm bảo an toàn thuốc ở Việt Nam

2. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương thay mặt cho Ban quản lý hợp phần 2.1. báo cáo kết quả các hoạt động CGD năm 2012 theo các mục tiêu

3. ThS. Ngô Thị Bích Hà trình bày về Một số văn bản của Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhằm đảm bảo an toàn sử dụng thuốc

4. TS. Nguyễn Hoàng Anh báo cáo hoạt động năm 2012 của Trung tâm QG về TTT và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc theo chức năng nhiệm vụ được Bộ Y tế giao

5. TS. Nguyễn Quốc Bình trình bày tổng kết một năm hoạt động của Trung tâm DI & ADR phía nam

6. Ths. Bs. Ngô Ngọc Quang Minh an toàn sử dụng thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng 1

7. ThS. Nguyễn Thị Thủy, Bệnh viện Phổi TW trình bày hoạt động Cảnh giác dược trong chương trình chống lao QG năm 2012

8. TS. Nguyễn Thị Hồng Hà chia sẻ về công tác báo cáo ADR tại BV Nhi Trung ương

9. DSCKI. Trần Thị Phú Cần trình bày về quy trình theo dõi ADR tại BV TW Huế, vai trò của dược sĩ bệnh viện với ADR

10. TS.Nguyễn Quốc Bình, BV Chợ Rẫy trình bày về vấn đề Xử lý ADR của thuốc cản quang chứa iod tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

11. DS. Trần Ngân Hà, chuyên viên Trung tâm DI & ADR Quốc gia báo cáo về Hoạt động thí điểm theo dõi chủ động ADR của thuốc kháng virus HIV (ARV) trên bệnh nhân điều trị bằng thuốc ARV tại một số tỉnh thành phố (10/2011 - 09/2012).

12. TS. Nguyễn Thị Liên Hương chia sẻ về triển khai đào tạo các học phần liên quan đến Sử dụng thuốc Hợp lý – An toàn tại Đại học Dược Hà Nội

13. Bài chia sẻ chuyến học tập tại Bệnh viện Austin – Australia của ThS. Phạm Thúy Vân – Trường Đại học Dược Hà Nội 

(Tải các bài trình bày tại đây)

 

Tiếp đó, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương trình bày kế hoạch hoạt động của hợp phần 2.1 trong năm 2013 và mời các đại biểu đóng góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động của năm 2013.

 

Để bế mạc hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đăng Hòa cảm ơn các đại diện phát biểu tham luận và cảm ơn sự hiện diện của tất cả các đối tác đã tham dự hội thảo, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ, hợp tác nhiều hơn nữa của tất cả các đối tác bao gồm các tổ chức nước ngoài, các cơ quan quản lý, các cơ sở điều trị, các trường đào tạo y dược, các công ty dược phẩm có sản phẩm lưu hành trên thị trường Việt Nam cũng như toàn thể cán bộ y tế để cùng thúc đẩy hoạt động Cảnh giác dược, hướng tới đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân.