Giám sát nồng độ vancomycin trong điều trị nhiễm khuẩn nặng do MRSA: Hướng dẫn đồng thuận cập nhật năm 2020

Mới đây, Bản đồng thuận sửa đổi năm 2020 đã được công bố trên cơ sở cập nhật, đánh giá các dữ liệu khoa học hiện có và các tranh cãi liên quan đến việc sử dụng vancomycin và theo dõi nồng độ thuốc trên bệnh nhân nhiễm MRSA nặng (bao gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm màng não).

 

 

 

 

 

Năm 2009, Hướng dẫn đồng thuận trong theo dõi điều trị của vancomycin cho bệnh nhân người lớn tại Hoa Kỳ đã được ban hành lần đầu tiêndưới sự phối hợp của Hiệp hội Dược sĩ Y tế Hoa Kỳ (ASHP), Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) và Hiệp hội Dược sĩ về các bệnh truyền nhiễm (SIDP). Trong đó, các khuyến cáo chính bao gồm loại bỏ việc theo dõi nồng độ đỉnh trong huyết thanh, xác định (AUC24h/MIC) là ≥400 là yếu tố dự đoán PK/PD chính của vancomycin;và nồng độ đáy mục tiêucủa vancomycin trong huyết thanhtừ 15 đến 20 mg/L có thể thay thế cho AUC/MIC tối ưu nếu MIC ≤ 1 mg/L ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Hướng dẫn cũng khuyến cáo mứcliều vancomycin và liều nạp cho nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân nặng dựa trên trọng lượng cơ thể thực tế.Tuy nhiên, Hướng dẫn năm 2009 vẫn tồn tại một số vấn đề chưa rõ ràng do dữ liệu còn hạn chế, bao gồm mức liều và quy trình theo dõi nồng độ trên bệnh nhi, theo dõi và hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân béo phì và bệnh nhân suy thận, bao gồm cả bệnh nhân lọc máu; khuyến cáo về sử dụng vancomycin liên tục hay ngắt quãng hay dữ liệu an toàn về việc dùng vancomycin không quá 3g mỗi ngày.

Mới đây, Bản đồng thuận sửa đổi năm 2020 đã được công bố trên cơ sở cập nhật, đánh giá các dữ liệu khoa học hiện có và các tranh cãi liên quan đến việc sử dụng vancomycin và theo dõi nồng độ thuốc trên bệnh nhân nhiễm MRSA nặng (bao gồm nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm phổi, viêm tủy xương và viêm màng não).

 

Một số điểm thay đổi quan trọng trong hướng dẫn năm 2020 so với năm 2009 bao gồm:

- Việc theo dõi nồng độ đáy vancomycin với đích 15 đến 20 mg/L không còn được khuyến cáo do không còn đủ bằng chứng cũng như dựa trên dữ liệu hiệu quả - độc tính trên thận ở bệnh nhân bị nhiễm trùng nghiêm trọng do MRSA. Thay vào đó, cần hiệu chỉnh liều dựa trên AUC/MIC mục tiêu từ 400 mg.h/L đến 600mg.h/L.

-Truyền tĩnh mạch liên tục (CI)có thể được sử dụng thay thế khi chế độ truyền ngắt quãng (II)không thể đạt được mục tiêu AUC (B-II)với các ưu điểm về thời gian lấy mẫu, hiệu chỉnh liều thông qua tốc độ truyền. Dựa trên dữ liệu hiện có, trên bệnh nhân nặng có thể cân nhắc liều nạp từ 15 đến 20 mg/kg, sau đó làliềuduy trì hàng ngày từ 30 đến 40 mg/kg (tối đa 60 mg/kg) để đạt nồng độ đích ở trạng thái ổn định từ 20 đến 25 mg/L (B-II).

- Để nhanh chóng đạt được nồng độ mục tiêu ở bệnh nhân nặng có nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng MRSA nặng, có thể cân nhắc dùng liều nạp từ 20 đến 35 mg/kg vancomycin truyền ngắt quãng (B-II), không vượt quá 3000 mg.

- Ngoài ra, khuyến cáo mới đã có thêm các khuyến cáo trên các đối tượng bệnh nhân đặc biệt: bệnh nhân nhi, bệnh nhân béo phì và bệnh nhân bệnh thận và bệnh nhân sử dụng liệu pháp thay thế thận.

 

Xem thêm các khuyến cáo chính của Hướng dẫn đồng thuận 2020 (bản tiếng Việt)

 

Tổng hợp: Nguyễn Hoàng Anh (b)

Nguồn: https://doi.org/10.1093/ajhp/zxaa036