TỔNG KẾT CÔNG TÁC BÁO CÁO ADR NĂM 2020

Năm 2020, Trung tâm DI&ADR Quốc gia và Trung tâm DI&ADR khu vực TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 17492 báo cáo (đạt 181,3 báo cáo/1 triệu dân). Trong đó, 14523 báo cáo ADR được gửi từ các cơ sở khám, chữa bệnh; 1542 báo cáo ADR xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm (51 báo cáo trùng với báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh); và 1478 báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng từ các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam.

  

Số lượng báo cáo nhận được từ năm 2003 đến năm 2020 được trình bày trong Hình 1.


 * Năm 2017: Số lượng báo cáo ADR được tính từ tháng 1/2017 đến hết tháng 10/2017

Hình 1: Số lượng báo cáo ADR từ năm 2003 đến năm 2020

     

     

     Trong số các báo cáo đã tiếp nhận, có 147350 (99,2%) báo cáo về biến cố bất lợi của thuốc, 100 (0,6%) báo cáo về chất lượng thuốc, 12 (0,1%) báo cáo về sai sót trong sử dụng thuốc và 30 (0,2%) báo cáo về các vấn đề khác (báo cáo liên quan đến thiết bị y tế, ma túy, sử dụng với chỉ định chưa được phê duyệt, …). Chi tiết số lượng báo cáo đã nhận được lũy tiến theo từng tháng trong năm 2020 được trình bày trong hình 2.


 Hình 2: Số lượng báo cáo năm 2020 theo từng tháng

     

     Năm 2020, 929 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã gửi báo cáo ADR (tăng 5,6% so với năm 2019). Phần lớn báo cáo được gửi từ các đơn vị ở vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng, từ các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện đa khoa và bệnh viện thuộc khối công lập (hình 3) Số lượng báo cáo chi tiết của từng cơ sở khám, chữa bệnh được tổng hợp tại đây.


 Hình 3: Phân loại báo cáo ADR theo vùng kinh tế, tuyến và loại hình đơn vị gửi báo cáo

 

     Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thành phố có tỷ lệ báo cáo ADR cao nhất (tương ứng 28,2% và 13,1%). Có 10 tỉnh/thành phố có số báo cáo/1 triệu dân cao hơn 200 báo cáo/1 triệu dân bao gồm thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bạc Liêu, thành phố Hà Nội và tỉnh Bến Tre (hình 4 và hình 5).


 * Dân số tính theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2019

Hình 4: 10 tỉnh/thành phố gửi báo cáo ADR nhiều nhất

 

 

(xem hình lớn)

Hình 5: Số lượng báo cáo/triệu dân của các tỉnh/thành phố năm 2020

 

     Các đơn vị có số lượng báo cáo ADR cao tập trung tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong đó bệnh viện Từ Dũ là đơn vị có số báo cáo ADR nhiều nhất trong cả nước, chiếm 3,0% tổng số báo cáo ADR từ các đơn vị khám, chữa bệnh (bảng 1).

 Bảng 1: Danh sách 10 bệnh viện gửi báo cáo nhiều nhất 

STT

Đơn vị gửi báo cáo

Tỉnh/Thành phố

Số báo cáo

Tỷ lệ (%)

N=14523

1

Bệnh viện Từ Dũ

TP. Hồ Chí Minh

436

3,0

2

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

TP. Hồ Chí Minh

383

2,6

3

Bệnh viện Hùng Vương

TP. Hồ Chí Minh

326

2,2

4

Bệnh viện Phổi Trung ương

Hà Nội

260

1,8

5

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Hà Nội

245

1,7

6

Bệnh viện Đại Học Y Dược CS1

TP. Hồ Chí Minh

225

1,5

7

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu

Bến Tre

224

1,5

8

Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội

208

1,4

9

Bệnh viện Bình Dân

TP. Hồ Chí Minh

206

1,4

10

Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới

TP. Hồ Chí Minh

183

1,3

 

 Trung tâm DI & ADR Quốc gia xin trân trọng cảm ơn sự đóng góp của các đơn vị và cán bộ y tế đã tham gia báo cáo ADR trong năm 2020 và mong tiếp tục nhận được sự phối hợp để triển khai hiệu quả hoạt động giám sát ADR.


     Tổng hợp: DS. Nguyễn Thị Vân Anh, DS. Nguyễn Hoàng Anh (b), ThS. Trần Ngân Hà

Các tin liên quan